NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HEN PHẾ QUẢN
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của rất nhiều tế bào và thành phần tế bào, viêm mạn gây ra tình trạng khó chịu với từng đợt tái diễn bệnh. Đây là một bệnh thường gặp và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hen phế quản và cách phòng bệnh hiệu quả nhất!
1. Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản
Hen phế quản có thể gây ra do nhiều nguyên nhân, có thể là hen nội sinh hoặc ngoại sinh. Các nguyên nhân thường gặp nhất là:
• Hen phế quản không do dị ứng là loại hen xảy ra không do dị ứng dị nguyên, thường do:
- Di truyền: tiền sử gia đình có người bệnh hen phế quản, ít nhiều có liên quan đến kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA
- Do gắng sức: khi gắng sức và vừa ngưng gắng sức
- Do không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể, thường gặp vào mùa đông
- Do rối loạn nội tiết: Vào các thời kì như dậy thì, mang thai, mãn kinh thường có sự thay đổi nội tiết. Đây chính là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh.
- Do tâm lý: tâm trạng lo âu, mâu thuẫn cảm xúc, chấn thương tình cảm
• Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn
- Dị ứng với các dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa, cây cỏ, các loại bọ nhà, bụi từ chăn đệm, lông móng của các loại gia súc vật nuôi như chó mèo… Khi tiếp xúc và hít phải các dị nguyên này sẽ gây khởi phát cơn hen.
- Do làm việc trong các xưởng, nhà máy chứa nhiều bụi, hóa chất
- Dị ứng với các thực phẩm: thường gặp là các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến hoặc một số thực phẩm khác như cà chua, trứng, nhộng tằm, bọ xít…
- Dị ứng với các thuốc như: một số thuốc có thể gây ra như aspirin, các thuốc chống viêm phi steroid, kháng sinh
• Hen phế quản dị ứng do nhiễm khuẩn
- Các loại vi khuẩn phế cầu, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh;
- Các loại virus như virus hợp bào hô hấp, cúm;
- Các loại nấm mốc, nấm
>> Xem thêm: Chữa hen phế quản bằng Nam Y
2. Cách phòng bệnh hen phế quản và phòng các cơn tái phát
Hen phế quản có thể xảy ra bất cứ khi nào, chính vì vậy cần có các biện pháp dự phòng để tránh các nguy hiểm có thể xảy ra.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh triệt để, nên sử dụng các thuốc theo đúng liệu trình, đúng phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa
- Luôn mang sẵn thuốc giãn phế quản dạng xịt để có thể sử dụng khi có cơn tái phát xảy ra bất ngờ.
- Tránh các hoạt động thể lực không cần thiết, nên luyện tập thể dục thể thao vừa sức, lựa chọn các loại hình nhẹ nhàng như đi bộ.
- Tránh tiếp xúc các dị nguyên như bụi, phấn hoa, bụi nhà, khói thuốc lá, lông súc vật và các dị nguyên khác.
- Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hô hấp, tránh bội nhiễm vi trùng từ họ
- Giữ vệ sinh môi trường, luôn lau dọn để không khí trong nhà sạch sẽ, trồng thêm các cây xanh để lọc khí và khử mùi.
- Tiêm phòng vacxin cúm, phế cầu định kỳ.
Ngoài ra cần tránh lạnh, nên giữ ấm cơ thể và sử dụng các nước muối sinh lý để giữ vệ sinh vùng tai mũi họng.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ dong y gia truyền Thọ Xuân Đường, khu tập thể thủy sản, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Thời gian làm việc: 8h - 17h30 từ thứ Ba đến Chủ Nhật, nghỉ thứ Hai.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995