CÁC BỆNH TIM BẨM SINH THƯỜNG GẶP
Tim bẩm sinh là các dị tật của cơ tim, buồng tim, van tim, các mạch máu lớn và hệ thần kinh tim xảy ra từ lúc còn trong bụng mẹ và tồn tại đến sau sinh. Thường các dị tật này sẽ được phát hiện sau khi sinh khoảng 1 tháng nếu không điều trị kịp thời dễ gây nguy hiểm tính mạng, trẻ không phát triển được bình thường. Cùng tìm hiểu các bệnh tim bẩm sinh thường gặp và dấu hiệu nhận biết.
1. Tứ chứng Falot
Đây là bệnh tim bẩm sinh phức tạp bao gồm 4 dị tật phối hợp ở trẻ chính là động mạch chủ lệch phải, hở vách liên thất, hẹp động mạch phổi và phì đại tâm thất phải.
- Triệu chứng nhận biết: Sauk hi sinh thất trẻ tím tái, môi và đầu chi tím, khi trẻ khóc hoặc bú càng tím hơn. Trẻ có thể bị ngất. Quan sát hình dáng thấy ngón tay, ngón chân hình dùi trống, móng tay khum.
Nghe tim thấy tiếng thổi to
- Cách điều trị: phẫu thuật là phương pháp duy nhất để cứu sống trẻ, có thể mổ tạm thời khi các nhánh của động mạch phổi quá nhỏ, sẽ dùng 1 nhành khác ở đại tuần hoàn như động mạch dưới đòn nối với động mạch phổi, trẻ sẽ được cung cấp đủ oxy.
Sau khoảng 5 năm mổ triệt để, sửa chữa toàn bộ các tổn thương. Hoặc sử dụng máy tim phổi nhân tạo để có thể sửa chữa triệt để các dị tật.
2. Bệnh hẹp eo động mạch chủ
Bệnh này cũng khá thường gặp và hay xuất hiện ở trẻ nam
- Dấu hiệu nhận biết: Hẹp động mạch chủ khiến huyết áp trên chỗ hẹp tăng cao, huyết áp dưới chỗ hẹp giảm thấp, chính vì vậy cần đo huyết áp chi trên và chi dưới.
Trẻ thường xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi, hồi hộp trống ngực, đau đầu. Lâu dần sẽ gây các biến chứng như xuất huyết não, suy tim, mờ mắt do hậu quả tăng huyết áp phía trên. 2 chân yếu, đi lại khó khăn do hậu quả huyết áp chi dưới thấp.
- Cách điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ đoạn hẹp và nối động mạch chủ giúp máu lưu thông bình thường. Tuy nhiên để chẩn đoán được bệnh thì không dễ.
3. Hẹp van động mạch phổi
Tình trạng này chiếm khoảng 10-15% trẻ tim bẩm sinh, thường gặp ở các thai phụ bị nhiễm rubella, rối loạn chuyển hóa canxi và vitamin D trong giai đoạn đầu.
- Biểu hiện của trẻ: tùy theo từng mức độ nặng nhẹ mà triệu chứng khác nhau. Có trường hợp không có biểu hiện gì, nghe tim thấy tiếng thổi to. Siêu âm tim thấy van hẹp
- Cách điều trị: Hẹp nhẹ chỉ cần theo dõi định kỳ. Nếu hẹp nặng có thể nong van bằng bóng qua da hoặc phẫu thuật mở rộng van bị hẹp.
4. Thông liên nhĩ
Tồn tại 1 hay nhiều lỗ thông bất thường ở vách liên nhĩ sau sinh, lỗ thông thứ phát nằm ở phần cao của vách liên nhĩ, lỗ thông tiên phát nằm ở phần thấp, có thể kèm theo các bất thường khác ở gối nội mạc và 1 số ít xoang tĩnh mạch, xoang vành.
- Dấu hiện nhận biết: Do 2 tâm nhỉ thông nhau nên máu bị dồn sang tâm nhĩ phải, khiến tim phãi giãn to gây suy tim, các triệu chứng có thể gặp là phù, gan to, tím môi và đầu chi
Bệnh này tiến triển chậm và khó phát hiển, cần siêu âm tim để chẩn đoán.
- Điều trị: Nếu lỗ thông nhỏ thì can thiệp nội mạch bít dù, nếu không phải mổ để vá lỗ thông
5. Thông liên thất
Đây chính là bệnh tim bẩm sinh hay gặp nhất, chiếm khoảng 25% các bệnh tim bẩm sinh.
- Triệu chứng: Bệnh tiến triển chậm, giai đoạn đầu trẻ không có biểu hiện gì, hay bị viêm phổi. Nghe tim có tiếng thổi tâm thu
Lâu dần xuất hiện triệu chứng khó thở, mất khả năng gắng sức. Siêu âm tim giúp chẩn đoán bệnh.
- Điều trị: phẫu thuật đóng lỗ thủng qua da, hoặc mổ vá lỗ thống với tuần hoàn ngoài cơ thể. Khi trẻ chưa được phẫu thuật cần đề phòng biến chứng nhiễm trùng, chỉ 1 ổ nhiễm trùng nhỏ như viêm họng, sâu răng có thể dẫn tới viêm nội tâm mạc nhiễm trùng nguy hiểm.
Ngoài ra còn 1 số dị tật tim bẩm sinh khác như thông liên nhĩ liên thất, còn ống động mạch… nguy hiểm cho bé. Nếu trẻ được tiến hành siêu âm từ trong bào thai và tầm soát định kỳ sẽ giúp có nhiều cơ hội chữa bệnh sớm và tiên lượng tốt hơn
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282