TÁC DỤNG PHỤ CỦA CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP THƯỜNG DÙNG
Tăng huyết áp là căn bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoặc có thể không do nguyên nhân cụ thể. Căn bệnh không có thuốc điều trị triệt để mà bắt buộc bệnh nhân dùng duy trì cả đời. Cùng tìm hiểu tác dụng phụ của các thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng hiện nay.
1. Các thuốc lợi tiểu
• Lợi tiểu nhóm Thiazide và dẫn xuất
- Cơ chế: Ức chế tái hấp thụ Na+ và Cl- trong ống lượn xa
- Một số dược chất: Hydrochlorothiazide (Hypothiazide 25mg, Chlorthiazide 500mg, Chlorthalidone (Hygroton) 50mg-100mg, Metolazone (Diulo) 2,5mg-5mg
- Tác dụng phụ thiazide:
+ Tăng acid uric, tăng cường máu, làm tăng LDL cholesterol và giảm HLD cholesterol.
+ Giảm Kali máu
+ Lợi tiểu Thiazides ít tác dụng khi tốc độ lọc cầu thận dưới 25ml/phút
• Lợi tiểu quai Henlé
- Cơ chế: Ức chế tái hấp thu Na+ do thuốc lợi tiểu gắn kết vào vị trị kết hợp với CL- trên chất chuyên chở Na+, K+ ở ngành lên quai Henle. Cũng làm hạ Kali máu, nhưng khác nhóm thiazide là tác dụng nhanh và ngắn, phụ thuộc liều. Đây chính là thuốc có tác dụng lợi niệu mạnh nhất.
- Một số dược chất: Furosemide (Lasix) 40mg, Edecrine (Acide ethacrynique), Burinex (Buténamide).
- Chỉ định: Điều trị cao huyết áp, điều trị phù do tim gan thận, có tác dụng nhanh nên được dùng trong cấp cứu phù phổi cấp, cơn tăng huyết áp.
- Tác dụng phụ tương tự Thiazide nhưng liều cao có độc tính lên tai, làm giảm thính giác.
• Lợi tiểu xa gốc giữ Kali
Gồm có 2 nhóm nhỏ:
- Nhóm kháng Aldosterone như Spironolactone (Aldactone) 25-50mg. Canrénone (Phanurane) có hiệu lực đối với những trường hợp cường Aldostérone, thường dùng phối hợp thiazide.
- Nhóm thứ 2 là nhóm có tác dụng trực tiếp như Amiloride (Modamide), Triamterene (Teriam) loại này thường phải phối hợp với các nhóm khác vì tác dụng thải Na yếu.
- Tác dụng phụ: vú to ở nam, bất lực, rối loạn kinh nguyệt.
• Lợi tiểu phối hợp
Có thể tránh được tình trạng giảm Kali trong máu, loại này phối hợp một loại Aldosterone và một loại thiazides như Aldactazine, Moduretic, Ditériam
2. Loại chẹn giao cảm β
- Cơ chế: Tác dụng ức chế Renin, giảm động cơ tim, giảm hoạt động thần kinh giao cảm trung ương, có nhiều nhóm. Chọn lọc ở tim, không chọn lọc ở tim và loại có tác dụng giống giao cảm nội tại hay không có.
- Một số hoạt chất: Propranolol (Avlocardyl, Inderal) là loại không chọn lọc, không có tác dụng giao cảm nội tại (ASI) viên 40mg dùng 16 viên/ngày.
- Tác dụng phụ: Làm chậm nhịp tim, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, làm nặng, suy tim, co thắt phế quản, hen, hội chứng Raynaud, hạ đường máu, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, dị ứng hoặc tác dụng dội khi ngừng điều trị (gây ra cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp).
3. Các thuốc ức chế men chuyển
- Cơ chế: Ức chế sự tạo thành angiotensine II, ngoài ra còn có tác dụng
+ Tăng cường hoạt động hệ Kali-Kréine-Kinine ngăn cản sự phân hủy bradykinine.
+ Kích thích sự tổng hợp Prostaglandine. Do đó sau cùng đưa đến dãn mạch.
- Chỉ định: Tăng huyết áp các giai đoạn, kể cả loại tăng huyết áp rénine cao và thấp.
- Tác dụng phụ: Ít có tác dụng phụ ngoài rối loạn về thèm ăn, ngứa, ho khan, lưu ý khi phối hợp lợi tiểu giữ Kali, thuốc chống viêm, chống Steroid.
- Chống chỉ định: Khi tăng huyết áp có hẹp động mạch thận hai bên hoặc chỉ có một, phụ nữ có thai.
- Có 3 nhóm chính: Captopril, Enalapril, Lisinopril
4. Thuốc chẹn kênh Canxi
- Cơ chế: Ngăn cản sự đi vào tế bào của ion Ca++. Ức chế luồng Ca++ chậm của kênh Ca++ phụ thuộc điện thế. Tác dụng này tỷ lệ với nồng độ và hồi quy khi có ion Calcium. Có hai nơi tác dụng.
+ Trên mạch máu: sự giảm luồng Ca++ đưa đến sự dãn cơ và làm dãn mạch. Điều này làm giảm sức cản ngoại biên và cải thiện độ dãn nở các mạch máu lớn.
+ Trên tim: làm chậm nhịp tim cân bằng ít nhiều phản xạ nhịp nhanh thứ phát và giảm sự co bóp cơ tim. Các tác dụng này tùy vào loại ức chế Ca++ được sử dụng. Loại 1-4 dihidropyridine (Nifedipine) có tác dụng chọn lọc mạnh đối với mạch máu, còn Verapamil và Diltiazem tác dụng lên cả hai nơi.
- Tác dụng phụ: chiếm 10-20% trường hợp. Thông thường là nhức đầu, phù ngoại biên, phừng mặt. Hiếm hơn là hạ huyết áp thế đứng, mệt, choáng, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp, phát ban, buồn ngủ và bất lực. Các loại Verapamil, Diltiazem có thể gây rối lọan dẫn truyền nhĩ thất, nhịp chậm. Không được dùng ức chế Canxi khi có thai, đối với Verapamil và Diltiazem không dùng khi có suy tim, block nhĩ thất nặng nhưng chưa đặt máy tạo nhịp.
5. Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương
Có nhiều loại nhưng hiện nay ít dùng do có nhiều tác dụng phụ dù có hiệu quả.
- Anphamethyldopa (Aldomel, Dopegyt): Hạ huyết áp do tạo ra anphamethylnoadrenaline làm hoạt hóa các cơ quan thụ cảm giao cảm ở não, do đó ức chế trương lực giao cảm. Được sử dụng khi có suy thận. Tác dụng phụ: hạ huyết áp thể đứng, thiếu máu huyết tán, bất lực, suy gan.
- Reserpine viên 0,25mg liều 2-6 viên/ngày. Tác dụng phụ hạ huyết áp thể đứng, thiếu máu huyết tán, bất lực, suy gan, hiện nay ít dùng.
- Clonidine (Catapressan): Tác dụng lên vùng hành tủy cùng trương lực giao cảm hạ huyết áp. Cần lưu ý phải ngưng thuốc từ từ nếu không sẽ làm huyết áp tăng vọt lên. Tác dụng phụ: Trầm cảm khô miệng, táo bón, rối loạn tình dục.
- Các thuốc tác dụng trung ương khác: Guanabenz, Guafacine, Tolonidine, Hyperium.
6. Thuốc dãn mạch - Prazosin (Minipres)
Tác dụng ức chế thụ cảm anpha sau tiếp hợp nên có hiệu lực tốt. Viên 1mg dùng liều tăng dần từ 1-2 viên - 10 viên/ngày nếu cần.
Tác dụng phụ: chóng mặt, rối loạn tiêu hóa dễ kích động, tiểu khó, hạ huyết áp thể đứng, nhất là với liều đầu tiên.
- Dihydralazine: Được dùng khi có suy thận, có nhiều tác dụng phụ: Nhịp tim nhanh, giữ muối nước, hội chứng giả luput ban đỏ, viêm đa dây thần kinh ngoại biên không dùng khi có suy vành, phồng động mạch chủ bóc tách, thường có chỉ định trong tăng huyết áp có suy thận.
- Minoxidil (Loniten) tác dụng rất mạnh, chỉ dùng khi tăng huyết áp đề kháng các loại khác, suy thận mạn; ít dùng hiện nay.
Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp cũng như kiểm soát huyết áp bền vững, tránh những biến chứng bệnh cần phối hợp thêm các phương pháp của đông y.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, ngõ 1 phố Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Thời gian làm việc: 8h - 17h30 từ thứ Ba đến Chủ Nhật, nghỉ thứ Hai.
Hotline: 0943.986.986 hoặc 0943.406.995