NGUYÊN NHÂN GÂY LOÃNG XƯƠNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ xương khiến tổn thương cấu trúc xương, gây suy giảm sức mạnh của xương khiến nó có nguy cơ bị gãy rất nguy hiểm. Chính vì vậy mỗi cá nhân cần hiểu nguyên nhân gây loãng xương và cách phòng tránh căn bệnh này hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây loãng xương
Loãng xương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh
- Do thiếu hụt hoocmon
Bình thường hoocmon sinh dục có tác dụng bảo vệ xương, ở nữ giới là estrogen, ở nam giới là testosterone.
Khi estrogen ở phụ nữ bị thiếu hụt hay suy giảm do các nguyên nhân khác nhau như tiền mãn kinh, mãn kinh, suy buồng trứng sớm, cắt buồng trứng do bệnh lý… sẽ gây ra loãng xương. Cũng chính vì vậy nữ giới thường hay bị loãng xương hơn nam giới, nhất là khi lớn tuổi.
Tương tự khi testosterone ở nam giới bị suy giảm cũng sẽ gây loãng xương.
- Do di truyền
Theo thống kê, nếu trong gia đình có người mắc bệnh loãng xương thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Tiền sử chấn thương, gãy xương
Những người từng bị gãy xương, rạn xương, nứt xương hay có chấn thương xương khớp thì đều có nguy cơ mắc loãng xương. Bởi xương bị tổn thương 1 phần do mật độ xương thấp.
- Do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng ảnh hưởng tới mật độ xương. Nếu chế độ ăn thiếu canxi và các khoáng chất như phospho, magie, kẽm… sẽ khiến bị loãng xương.
Ngoài ra việc thiếu hụt protetin hoặc dư thừa protein cũng ảnh hưởng đến mật độ xương.
- Do tác dụng phụ của một số thuốc
Khi sử dụng một số thuốc như corticoid, thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh, thuốc giảm acid dạ dày có thể gây loãng xương.
- Do ảnh hưởng của một số bệnh khác
Loãng xương có thể là hậu quả của một bệnh nào đó như: 1 số bệnh tiêu hóa gây cản trở hấp thu canxi và chất dinh dưỡng, 1 số bệnh thận gây mất canxi, bệnh tuyến giáp, tuyến cận giáp…
- Do lười vận động
Những người có lối sống tĩnh tại, ít vận động, không rèn luyện thể dục thể thao có thể khiến xương kém vững chắc. Nếu tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ tăng cường sức mạnh xương khớp giúp xương chắc khỏe hơn.
2. Cách phòng ngừa bệnh loãng xương
Để ngăn ngừa căn bệnh này cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau:
- Đảm bảo dinh dưỡng
Để phòng ngừa bệnh loãng xương nên tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều canxi như phô mai, sữa chua, sữa bò, tôm khô, đậu tương, các loại ngũ hạt.
Không ăn đồ ăn nhanh và đồ chế biến sẵn, không ăn đồ đóng hộp. Không hút thuốc, không sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, cồn.
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
Thường xuyên hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày đều đặn, nên tập luyện vừa sức, tránh tập luyện quá sức sẽ gây hại. Việc rèn luyện thường xuyên sẽ giúp hệ cơ xương khớp được dẻo dai và khỏe mạnh
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ và đo mật độ xương để phát hiện sớm loãng xương
Đi khám thường xuyên để phát hiện sớm loãng xương, giúp bổ sung canxi, vitamin D3 và các chất cần thiết.
Nói chung loãng xương là căn bệnh có thể gây gãy xương, tàn phế nhưng có thể phòng tránh được. Chính vì vậy cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để hệ xương khớp luôn được khỏe mạnh.