CẢI SEN TỪ BÀN ĂN THÀNH CÂY THUỐC
Rau cải là rau quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ra, canh rau cải ngon, dễ ăn, mát, ngoài ra rau cải còn rất nhiều tác dụng khác nữa, mỗi loại rau cải sẽ có những tác dụng khác nhau.
Cải sen còn gọi là cải dưa, cải sen, vân đài… có tên khoa học là Brassica campestris L. Nó có vị cay, đăng đắng nên thường được gọi là cải đắng, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách. Cải bẹ xanh giàu vitamin A và vitamin K. Loài này có thể được dùng như một thực phẩm bổ sung selen, crôm, sắt và kẽm.
1. Tác dụng dược lý của cải sen:
- Tác dụng kích thích phát triển cây trồng: Trong hạt cải sen có các chất 6D – glucopyranosyl linoleat, palmital, linoleat và p;eat là những chất cơ tác dụng kích thích sự phát triển của cây trồng (Phytochemistry, 1987, 17: 1187).
- Tác dụng làm tăng sinh khối của mầm: Dịch ép cải sen có hàm lượng cao đường khử rất thích hợp cho sự phát triển của một số nấm. Khi thêm dịch ép cải sen vào môi trường nuôi cấy các nấm Candida utilis, Pichia stipitis, Kluyveromyces marxianus và Sacccharomyces cereviside, nó làm tăng sinh khối các nấm này so với nuôi trong môi trường không có dịch ép cải sen [Min Ho Choi et al., 2002, Bioresource Technology, vol.83, 3: 251 - 253].
- Tác dụng chống oxy hóa: Cải sen có đoạn plasmid trong nhân tế bào, có khả năng tổng hợp glutathion reductase là enzym có vai trò rất quan trọng bảo vệ tế bào chống lại các tác nhân oxy hóa [Ho Sung Yoon et al., 2005, Biochem. Biophys. Resesrch Communi., vol.326, 3(21): 613 - 623].
- Hoạt tính GTPase: Brac I là một protein có trong hầu khắp các bộ phận của cây cải sen, nhưng tập trung nhiều nhất trong nụ hoa, có hoạt tính GTPase. Các dạng diphosphat và triphosphat của guanin nucleotid liên kết mạnh với Brac I. GTPase là enzym chuyển hóa GTP, mà GTP đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp protein và adenin (Hoyeon et al., 2004, Phytochemistry, vol.65(1): 79 – 80).
Cải sen có vị cay, tính ôn, có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí… Trong cải sen có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axít nicotic, catoten, abumin… Do đó mà cải sen được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật như: phạm phòng, gút.
2. Dưới đây là một số công dụng từ lá cải sen:
- Chống lão hóa da: với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, giàu chất chống oxy hóa và axít folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Vì vậy, mỗi ngày dùng từ 200 – 300g rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn sẽ giữ được sự tươi trẻ.
- Chữa bệnh gút: các chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút, dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axít uric, phòng trừ bệnh gút rất hiệu quả. Dùng cải bẹ xanh hay một số nơi gọi là cải đắng (có vị hơi đắng) nấu nước uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng một lượng rau vừa đủ nấu với nước. Uống hàng ngày thay nước lọc. Tuy nhiên, không nên nấu quá đặc mà nên nấu loãng để dễ uống hơn. Nên uống trong thời gian ổn định.
Các chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút
- Trị viêm họng, ho hen, mụn nhọt, trĩ, các chứng phong hàn…: dùng hạt cải bẹ xanh tán nhuyễn sau đó cho vào một ít nước, khuấy cho đến khi thấy sền sệt, dùng đắp vào phần hầu, băng lại sẽ thấy hiệu quả và giảm đau họng ngay. Ngoài ra, hạt cải bẹ xanh còn dùng để chữa trị các chứng đau lưng, đau xương sống, bệnh tiêu chảy…