CHỤP XQUANG CÓ GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE KHÔNG?
Chụp Xquang là một thăm dò cận lâm sàng giá rẻ và được sử dụng rộng rãi, góp phần vào việc chẩn đoán và theo dõi điều trị một cách tích cực trong khá nhiều bệnh. Do sử dụng năng lượng cao với các chùm tia X có bức xạ lớn khiến không ít người lo lắng việc chụp Xquang gây hại cho sức khỏe. Thực hư chuyện này như thế nào? Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!
1. Chụp Xquang là gì?
Xquang là một loại bức xạ năng lượng cao, để chụp Xquang cần sử dụng 1 loại máy có khả năng phát ra các chùm tía X có bức xạ cao, những chùm tia này sẽ xuyên qua các mô mềm, các thành phần dịch trong cơ thể dễ dàng từ đó tạo hình ảnh trên các phim Xquang.
Các mô có đậm đặc cao như xương thì tia X càng ít xuyên qua được hơn. Cũng chính vì vậy cho hình ảnh xương khớp rõ nét. Chụp Xquang góp phần chẩn đoán các bệnh xương khớp rất tốt.
2. Chụp Xqang có gây hại cho sức khỏe không?
Chụp Xquang được chỉ định trong khá nhiều trường hợp, nó có ưu điểm là giúp chẩn đoán, theo dõi tiến triển của bệnh, kết quả điều trị trong nhiều bệnh khác nhau như gãy xương, thoái hóa khớp, loãng xương, lao, viêm phổi… Chụp nhũ ảnh còn giúp phát hiện sớm u vú, ung thư vú.
Tuy nhiên khi chụp Xquang nhiều lần liên tiếp thì cơ thể sẽ phải chịu tác động của tia X quá nhiều. Theo các chuyên gia, khi tiếp xúc tia X cường độ mạnh và quá nhiều lần sẽ gây hại cho sức khỏe con người, tổn thương các cơ quan trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý thông thường.
Đặc biệt nếu phụ nữ đang mang thai chụp Xquang có thể khiến tổn thương cho thai nhi, rất dễ gây ra tình trạng quái thai, thai chết lưu, sảy thai. Đối với trẻ nhỏ sức đề kháng yếu việc chụp Xquang cũng có thể gây hại nếu lạm dụng nó.
3. Làm thế nào để hạn chế tác hại của việc chụp Xquang
Chụp Xquang có nhiều mặt lợi và cũng có những tác hại nhất định. Khi cân nhắc giữa lợi và hại thì rất nhiều trường hợp bắt buộc vẫn phải chụp Xquang để chẩn đoán bệnh.
Để giảm thiểu tác hại của tia X thì cần tuân thủ các lưu ý dưới đây:
- Chỉ chụp Xquang khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý đi chụp Xquang
- Tháo bỏ các vật dụng kim loại, các đồ trang sức trên người, điện thoại ra ngoài khi chụp Xquang
- Nếu phải sử dụng thuốc cản quang hãy báo cho bác sĩ biết tình trạng dị ứng của bạn từ trước tới nay
- Khoảng cách giữa các lần chụp Xquang phải cách xa nhau, 1 năm tối đa chụp Xquang 7 lần
Trong trường hợp đặc biệt bạn có chỉ định chụp Xquang 2 lần trong 1 tuần cần phải báo lại bác sĩ, không tự ý đi chụp.
- Bảo vệ bệnh nhân khi chụp Xquang
Với các bệnh nhân nặng, phụ nữ mang thai mà bắt buộc phải chụp Xquang cần có các biện pháp bảo vệ như mặc áo chì, sử dụng các tấm chắn tia X vào khu vực nguy hiểm.
Nói chung Xquang nếu sử dụng đúng cách sẽ giúp nhiều cho việc chẩn đoán và điều trị, nhưng nếu lạm dụng và sử dụng sai cách có thể mang lại nhiều hậu họa khôn lường.