PHÁC ĐỒ CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG DÙNG
Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ tự tiêu vào huyệt nhằm kích thích kinh lạc để điều trị bệnh hoặc làm đẹp. Với mỗi tình trạng bệnh cũng như cơ địa bệnh nhân mà sẽ có phác đồ cấy chỉ phù hợp. Dưới đây nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ gợi ý bạn 1 số phác đồ chung thường dùng trong điều trị các bệnh hô hấp.
Bệnh nhân cấy chỉ chữa xơ cứng bì tại Thọ Xuân Đường
Phác đồ cấy chỉ bệnh viêm mũi dị ứng
Theo đông y viêm mũi dị ứng do phế khí và vệ khí hư không không chế được phong hàn xâm nhập mà gây các chứng trạng như hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi, chảy nước mũi trong. Các triệu chứng thường tăng khi thay đổi thời tiết, khi gặp lạnh, mưa gió lạnh. Đông y sẽ sử dụng pháp chữa bổ khí cổ biểu, khu phong tán hàn, phương huyệt sử dụng các huyệt sau:
Bách hội: nằm trên đường nối giữa đỉnh 2 vành tai với đường dọc chính giữa đầu
+ Tứ thần thông: Từ Bách hội đo tới trước và sau(trên Đốc mạch) và 2 bên phải trái mỗi đoạn 1 thốn
+ Ấn đường: Chính giữa đường nối 2 đầu lông mày
+ Nghinh hương: nằm trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn
+ Khúc trì: nằm tận cùng nếp gấp khuỷu tay khi gấp cánh tay vuông góc
+ Hợp cốc: nằm ở bờ ngoài, giữa xương đốt bàn ngón tay 2
+ Khổng tối: Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 7 thốn, trên đường nối từ Thái uyên đến Xích trạch
+ Phế du: Nằm giữa gai đốt sống lưng 3 đo ngang ra 1.5 thốn
Phác đồ cấy chỉ bệnh viêm xoang
Viêm xoang là căn bệnh gây ra rất nhiều phiến toái và khó chịu cho người bệnh. Khi mắc viêm xoang bệnh nhân thường có các chứng trạng như sốt, ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi, đau nhức ở các xoang. Nguyên nhân gây viêm xoang thường do hư hỏa, bẩm tố tạng nhiệt do can nóng phế nhiệt mà sinh ra bệnh. Khi mắc viêm xoang thường sử dụng phác đồ huyệt sau:
- Các huyệt chung( đã trình bày ở viêm mũi dị ứng) Bách hội, Ấn đường, Nghinh hương, Khúc trì, Hợp cốc, Khổng tối, Phế du
- Các huyệt khác:
+ Thiên lịch: Từ Dương khê đo lên trên 3 thốn trên đường nối từ Dương khê tới Khúc trì
+ Tỵ thông: nằm ỏ vị trí trên cùng của rãnh nhân trung
+ Quyền liêu: phía dưới chỗ lõm đầu xương gò má
+ Thận du: Từ dưới đốt sống thắt lưng 2 đo ra 1.5 thốn
Phác đồ cấy chỉ bệnh hen phế quản
Theo quan điểm của đông y thì hen phế quản xảy ra do sự mất cân bằng công năng của 3 tạng Tỳ, Phế, Thận. Bình thường phế chủ xuất nhập khí, khi phế bị rối loạn gây khó thở. Tỳ có công năng vận hóa đồ ăn, khi bị rối loạn sẽ sinh đàm làm trở ngại phế mà gây bệnh. Còn Thận chủ nạp khí, khi thận không nạp được phế khí khiến khí nghịch lên trên mà gây ho khó thở. Chính vì vậy để điều trị hên phế quản cần xác định được nguyên nhân và đưa ra phác đồ huyệt phù hợp:
- Các huyệt chung( đã trình bày ở viêm mũi dị ứng) Bách hội, Ấn đường, Nghinh hương, Khúc trì, Hợp cốc, Khổng tối, Phế du
- Các huyệt khác
Định suyễn: Từ Đại chùy(dưới mỏm gai đốt sống cổ 7) đo ngang ra 1 thốn
Thiên đột: Huyệt nằm ở giữa chỗ lõm bờ trên xương ức, chính giữa 2 đầu xương đòn
Túc tam lý: Từ Độc tỵ đo xuống 3 thốn
Cao hoang du: Dưới gai đốt sống lưng 4 đo ngang ra 3 thốn
Thái uyên: bờ ngoài lằn chỉ cổ tay trên xương quay
Tam âm giao: đỉnh mắt cá chân trong đo lên 3 thốn
Thiên lịch: Từ Dương khê đo lên 3 thốn trên đường nối Dương khê với Khúc trì
Nói chung phác đồ cấy chỉ điều trị còn thay đổi linh hoạt tùy theo tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng bệnh nhân. Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất bệnh nhân nên đến các cơ sở uy tín để đạt hiệu quả cao
Bác sĩ Thúy Hường