THUỐC GIẢI RƯỢU CÓ TÁC DỤNG THẬT SỰ KHÔNG?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỐNG SAY RƯỢU?
Tết đến gần, các bữa liên hoan, tụ họp nhóm lại càng dày đặc khiến việc uống rượu phổ biến hơn bao giờ hết. Nếu chỉ uống 1-2 chén nhỏ thường không ảnh hưởng sức khỏe, nhưng mọi người thường uống lượng lớn, cố tình chúc nhau say, cố tình uống phân cao thấp. Việc uống rượu nhiều không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng do say rượu gây ra.
Hiện nay trên thị trường bán khá nhiều thuốc giải rượu vậy chúng có tác dụng giải độc rượu thật sự hay không? Cùng tìm hiểu cách chống say rượu hiệu quả nhất!
1. Thuốc giải rượu có tác dụng thật sự hay không?
Trên thị trường hiện nay bán khá nhiều loại thuốc giải rượu khác nhau, trong đó thường có 3 loại chính:
- Loại thứ nhất tác dụng theo cơ chế làm môn vị dạ dày co lại trước khi uống rượu. Điều này khiến thức ăn, rượu không thể đi xuống ruột non mà sẽ bị giữ lại ở dạ dày, chính vì vậy rượu ít hấp thu vào máu ngay, bệnh nhân có cảm giác lâu say, chỉ thấy bụng đầy chướng. Sau khi uống khoảng vài giờ, thuốc hết tác dụng thì rượu sẽ ồ ạt chảy xuống phía dưới ruột non, khiến rượu được hấp thu vào máu một cách nhanh chóng, gây ra các triệu chứng của say rượu như mệt mỏi, mặt đỏ bừng, rối loạn về nhận thức hoặc hành vi, đau đầu… Thường gặp nhất là sau uống rượu ban đêm, buổi sáng thức dậy thấy cơ thể rất khó chịu.
- Loại thứ hai là thuốc giúp chuyển hóa rượu, chúng có thành phần là các vitamin nhóm B như B1, B2, B6, vitamin PP. Tuy nhiên chúng có tác dụng chuyển hóa muộn, nên không kịp giải rượu ngay lúc uống. Ngoài ra nếu không uống thuốc trước khi uống rượu lâu, thì thuốc sẽ nằm trong dạ dày bị trộn cùng rượu, rất khó hấp thu thuốc.
- Loại thứ 3 là các thảo dược đông y, hay được sử dụng nhất là cà gai leo, diệp hạ châu… hoặc các thực phẩm chức năng kết hợp các loại thảo dược. Loại này có tác dụng chậm, vì vậy nên uống thường xuyên lâu dài trước khi uống rượu, chứ ít có tác dụng giải rượu tức thời.
Như vậy tác dụng giải rượu của các loại thuốc thường không tốt như mọi người nghĩ, nên không phải cứ uống thuốc giải rượu là sẽ không phải chịu các tác dụng phụ của rượu gây ra.
2. Cách chống say rượu hiệu quả nhất
Việc ngăn ngừa say rượu tốt nhất là không uống rượu, tuy nhiên nếu không thể tránh được thì bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm tác hại mà rượu gây ra.
• Trước khi uống rượu
- Nên thường xuyên sử dụng các thảo dược có chức năng hỗ trợ chức năng gan, giải độc rượu như cà gai leo, nhân trần, diệp hạ châu, atiso…
- Nên ăn một ít thức ăn trước khi uống, tốt nhất là các loại thực phẩm giàu chất đạm và chất béo.
• Trong khi uống rượu
- Nên uống ít một, không nên uống theo kiểu “nốc ao” đưa lượng quá lớn rượu vào trong cơ thể.
- Trong quá trình uống rượu nên uống nhiều nước lọc, nước rau luộc, nước canh, bởi thời gian bán thải của rượu là 2h, cứ khoảng 2h nồng độ rượu lại giảm đi một nửa do chuyển hóa ở gan, hô hấp hoặc nước tiểu.
- Nên móc họng để gây nôn, giúp nôn ra rượu khi uống nhiều, giúp rượu không bị tiêu hóa và hấp thu vào máu.
• Sau khi uống rượu
- Nên tích cực uống nhiều nước, càng nhiều nước càng giúp giảm nồng độ rượu trong máu, giúp rượu đào thải theo đường nước tiểu nhanh chóng.
- Sử dụng một số loại nước ép giải rượu có tác dụng tốt như: nước ép rau cần, nước ép củ cải, nước ép lá dong, nước ép trà búp và quất tươi, nước sắn dây vắt chanh.
- Nếu đói bụng hoặc trong bữa ăn ít thì nên nấu cháo đậu xanh để cả vỏ cho bệnh nhân uống.
Nói chung việc uống rượu bia gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của con người, chính vì vậy nên hạn chế sử dụng rượu để giảm thuốc các nguy hại.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Địa chỉ: số nhà 5-7 ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282