NCT LÀM GÌ ĐỂ “CHỐNG ĐỠ” BỆNH HEN?
Bài đăng trên báo Người cao tuổi số 153 ngày 25/9/2018
Không ít NCT đã phải chấp nhận cái chết vì căn bệnh hen phế quản, mặc dù đã cố công tìm nơi chữa trị. Khi trẻ, cơ thể cường tráng vận động, làm việc nhiều, khí huyết lưu thông nên bệnh tật ít gõ cửa. Khi về hưu là sức lực suy yếu, khả năng miễn dịch kém lại ít vận động là cơ hội cho bệnh tật đến “gõ cửa” cũng có những bệnh tạm ngủ yên trong cơ thể được dịp bùng phát… Một trong các bệnh dễ làm cho NCT đột ngột tử vong đó là bệnh hen phế quản. Tuổi già làm sao đối phó được các bệnh về hô hấp? Đặc biệt là bệnh hen phé quản? TS Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ nhiệm Nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam Thọ Xuân Đường sẽ có lời khuyên bổ ích cho độc giả NCT…
Bệnh hen là bệnh viêm mạn tính của bệnh phế quản, khiến đường hô hấp bị tắc nghẽn trên diện rộng, diễn biến thành từng cơn khó thở kịch phát. Người bệnh thường lên cơn hen vào đêm hay gần sáng, khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên. Thông thường, cơn khó thở kéo dài từ 5 - 10 phút hoặc có thể hàng giờ tùy vào mức độ nặng nhẹ, người bệnh thở chậm, tiếng thở rít kéo dài, sau cơn khó thở, là trận ho và kéo đờm.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng hơn 200.000 người chết vì hen phế quản. Trong đó, tỉ lệ tử vong do bệnh ở nhóm tuổi này cũng cao gấp 14 lần so với độ tuổi khác. Trời trở lạnh, càng gia tăng các trường hợp mắc bệnh Hen phế quản và làm nặng thêm tình trạng bệnh. Nếu người bệnh, nhất là NCT không được điều trị sớm hoặc đúng phương pháp, hen phế quản có thể diễn biến nặng gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thậm chí tử vong bởi những cơn hen kịch phát.
Phương pháp nào điều trị bệnh hen phù hợp với NCT?
Điều trị theo hướng Y học cổ truyền hiện nay là hiệu quả và an lành nhất vì người bệnh được điều trị trong gốc bệnh. Bởi tất cả bệnh trong cơ thể đều xuất phát từ ngũ tạng (can, tâm, tì, phế, thận) mà các tạng này có sự quan hệ mật thiết với nhau. Nên bệnh ở tạng này là do tạng kia tác động gây lên. Lần ra được gốc bệnh sẽ giải quyết được bệnh dễ dàng hơn. Do đó ở nước ta, phương pháp Nam y cổ truyền đang được người dân quan tâm tìm hiểu. Trong Nam y, bệnh hen suyễn (hen phế quản) thường được điều trị bằng thuốc nam (nguồn gốc từ thảo dược) để tuyên phế, hóa đàm, bình suyễn điều trị trong đợt cấp, có các cơn hen thường xuyên xảy ra. Tùy vào thể hen hàn hay hen nhiệt mà phối ngũ các vị thuốc cho thích hợp. Sau đó người bệnh sẽ được uống cac vị thuốc để phục hổi công năng các tạng phế, tì, thận và điều hòa khí huyết ổn định để tránh tái phát các cơn hen. Đồng thời, giải độc cơ thể, tăng cường miễn dịch, cân bằng nội môi để phòng chống các bệnh dị ứng, miễn dịch. Kết hợp châm cứu “thần châm” để huy động năng lượng nội sinh làm giãn phế quản, cắt cơn khó thở, chống lại các tác nhân gây hen. Ngoài ra, châm cứu để bổ khí, bổ phế, tì, điều trị thận hư.
Với phương pháp Nam y, người bệnh được điều trị một cách tổng hợp và gốc bệnh nên hiệu quả rất tốt. Bên cạnh đó, các thầy thuốc sẽ hướng dẫn người bệnh chế độ sinh hoạt hợp lí như: Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh (phấn hoa, bụi nhà, khói bụi công nghiệp, thuốc lá, lông động vật, thức ăn gây dị ứng,…); hạn chế gắng sức thể lực, tránh căng thẳng stress; tránh những thực phẩm không có lợi như đồ ăn chế biến sẵn, các chất kích thích, đồ ăn gây dị ứng tùy vào cơ địa của từng người. Thay vào đó là chế độ ăn giàu Vitamin và khoáng chất có tác dụng điều hòa cơ thể, tăng cường sức đề kháng từ các loại rau củ tươi, ăn sống hoặc chế biến một cách hợp lí, bổ sung Acid béo Omega 3 từ các loại cá và các loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân, mè…). Khuyến khích người bệnh tập khí công vì việc tập thở rất quan trọng đối với bệnh nhân hen phế quản, hít sâu thở chậm hằng ngày sẽ cải thiện chức năng thông khí của bệnh nhân. Luyện tập dưỡng sinh rất tốt cho việc nâng cao sức khỏe người bệnh, đặc biệt là NCT trong việc phòng tránh bệnh tật.
Với kinh nghiệm chữa bệnh lâu đời (gần 400 năm), Nhà thuốc đông y Gia truyền Thọ Xuân Đường đã điều trị hiệu quả hen phế quản cho nhiều bệnh nhân NCT. Đơn cử như ông Mai Đình Quyền (67 tuổi, Đống Đa, Hà Nội), bị hen phế quản từ đầu năm 2010, khi đến Thọ Xuân Đường đang ở tình trạng lên cơn hen thường xuyên vào đêm và gần sáng, điều trị bằng thuốc Tây nhiều năm không đỡ. Sau 3 tháng điều trị, ông Quyền không còn lên cơn khó thở. Từ khi điều trị đến nay là 5 năm, ông Quyền không thấy xuất hiện cơn hen nữa, sức khở được cải thiện rõ rệt. Hay ông Ngô Văn A, 69 tuổi ở Nhân Chính, Thanh Xuân, HÀ Nội cũng thoát được các cơn hen dai dẳng sau 6 tháng điều trị bằng thuốc Nam tại Thọ Xuân Đường.
Bằng những phương thuốc gia truyền đặc hiệu, không chí có bệnh hen phế quản mà các bệnh về đường hô hấp khác như: Viêm phổi, Phổi tắc nghẽn mạn tính; Ung thư phổi và Ung thư khác di căn phổi, màng phổi,… cũng được Thọ Xuân Đường điều trị và hỗ trợ hiệu quả, mang lại niềm vui an lành cho người bệnh.