NỖI KHIẾP ĐẢM MANG TÊN “BẠCH BIẾN” QUA LỜI KỂ CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC
Bài đăng trên báo Người cao tuổi số 263 ngày 12/9/2018
“Khi khuôn mặt bỗng nhiên xuất hiện những đốm trắng to dần lên và loang rộng, tôi đã cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Lẽ nào cả đời này, tôi sẽ phải sở hữu khuôn mặt khiếp đảm này”, chị Phạm Thùy D,. 38 tuổi, ở Gia Lâm – Hà Nội kể về thời điểm phát hiện mắc bệnh bạch biến.
Lấy lại sự tự tin sau 15 lần điều trị
Sau chuyến công tác trở về, chị D. phát hiện trên vùng da dưới cằm có vài đốm trắng. Tiếp theo là môi, rồi lan lên sống mũi, hai bên má, tai, lông mày, vùng da trên trán. Hai tháng sau thì cả mặt đều loang lổ… Ban đầu, chị D. nghĩ có thể mình bị lang ben. Nhưng khi khám ở Bệnh viện Da liễu TW, chị mới biết mình mắc bệnh bạch biến – một căn bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị, tuy lành tính, không lây truyền, nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh luôn mặc cảm, tự ti…
Chị D. vô cùng khổ sở khi cứ ra đường là phải che kín mặt. Mỗi lần nhìn vào gương thấy khuôn mặt loang lổ xấu xí, mặc cảm trong chị lại càng lớn dần. Chị lo lắng tìm đủ mọi cách để chữa bệnh. Ai nói chỗ nào thuốc tốt, thầy giỏi là chị tìm đến ngay. “Tôi đã khám ở phòng mạch của bác sĩ da liễu giỏi, và uống thuốc theo chỉ định. Mua cả nấm linh chi, bột tam thất, đi tia chiếu UV… nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Đang thấy vọng, hoang mang thì một người bạn từng chữa hen phế quản tại Nhà thuốc Thọ Xuân Đường mách ở đây cũng chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân bị bệnh bạch biến nên tôi vội tìm đến ngay”, chị D chia sẻ.
Quá trình điều trị bắt đầu bằng thuốc Nam uống và bôi, kết hợp trị liệu với công nghệ cao Therasis (Thụy Sĩ). Liệu trình trị liệu là 15 buổi, cách 5 ngày trị liệu 1 lần. Bác sĩ hướng dẫn chị cách che chắn vùng da trị liệu cẩn thận, cũng như theo dõi tiến triển trên da và đưa ra chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Về nhà, chị D. tuân thủ đúng những gì bác sĩ hướng dẫn. Sau 4 lần trị liệu, vùng da bạch biến dưới cằm, trên môi và sống mũi của chị N đã dần ngả sang màu sẫm, gần tương đồng với màu da bình thường. Lần thứ 5, vùng da bạch biến ở rìa 2 tai bắt đầu sậm màu hơn. Đến lần thứ 6, da bạch biến ở cằm, xung quanh môi và mũi gần như hòa vào màu da bình thường. Đến lần thứ 8, vùng da ở trán sẫm màu rõ hơn. Cứ như vậy, sau mỗi lần trị liệu, chị D. lại thấy sắc da đổi màu khác, vùng da bạch biến mỗi lúc thu nhỏ hơn so với ban đầu.
Chị D. kể: “Sau 10 lần trị liệu, nhiều người nói nhìn xa không thấy những vết loang trắng trên khuôn mặt tôi nữa. Đến lần thứ 13, 14, nhìn tổng thể, da mặt tôi cơ bản là đồng đều màu, chỉ có vùng trán nhìn gần mới thấy trắng hơn. Khi tôi buông tóc, ít ai nhận ra tôi bạch biến. Những người cùng cơ quan từng biết bệnh của tôi, ai cũng mừng và động viên tôi nên tiếp tục điều trị cho khỏi hẳn. Buổi cuối của liệu trình 1 (lần thứ 15), tôi nhận thấy bệnh đã giảm tới 90% da mặt gần như đã trở lại bình thường. Tôi vui lắm, nhìn vào gương mà muốn phát khóc vì sung sướng. Bác sĩ khuyên tôi sau khi về nhà tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn, tránh nắng và bôi thuốc đều đặn thì bệnh sẽ tiến triển tốt lên và duy trì ổn định”.
“May mà có một nơi để hy vọng…”
Đó là câu nói của không ít bệnh nhân chữa bệnh bạch biến tại Thọ Xuân Đường. Trong đó có anh Đỗ.T.B, 43 tuổi ở Phú Thọ, phát hiện bệnh từ năm 2013. Ban đầu cũng chỉ là một đốm trắng nhỏ ở bụng, vài tháng sau thì đốm trắng đó đã to như quả trứng gà, rồi lan sang vùng bẹn và hông, 2 bên nách, cuối cùng cả ở mặt, vùng trán, gáy. Sau 6 tháng điều trị, qua 8 lần trị liệu, vùng mặt của anh B. đã đỡ 80%. Lần thứ 9, 10 thì gần như trở về da bình thường. Vùng cổ, gáy cũng mất dần vết loang. “Tôi làm thầu xây dựng nên phải giao tiếp nhiều. Bởi vậy, khi căn bệnh này, tôi rất tự ti, buồn chán… Nhưng bây giờ thì nỗi lo đang được xóa bỏ rồi”, anh B. phấn khởi chia sẻ.
Bác Nguyễn K.C, 57 tuổi bị bạch biến ở Sóc Sơn, Hà Nội, cũng là một bệnh nhân quen thuộc của dong y Thọ Xuân Đường gần một năm nay. “Do tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của các bác sĩ trong quá trình điều trị nên bệnh của tôi đã được kiểm soát rất tốt. Nhưng do mắc bệnh lâu năm, lại thường tái phát zona, nên hiện tôi phải uống thêm thuốc để tăng cường hệ miễn dịch và thực hiện thêm 1 – 2 liệu trình nữa để khống chế bệnh tái phát”.