SKCĐ - Chuyên mục alo lương y Phùng Tuấn Giang xin nghe số 09 ngày 11/05/2022

CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"

Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 09 ngày 11/05/2022

 

 

Hỏi: Lương y tư vấn cách sắc thuốc tại nhà như nào cho đúng? Xin cảm ơn !

(Thái Trung – Bình Phước)

Trả lời: 

Một số lưu ý khi sắc thuốc đông y

Thuốc đông y có nhiều loại rất đa dạng từ thảo mộc trên rừng, khoáng vật trong lòng đất, các loại động vật trên rừng dưới biển, mỗi loại đều có những cách sắc riêng dựa theo tính chất của từng vị thuốc.

- Cách sắc với các thảo dược có tinh dầu thơm

Các vị thuốc giải biểu thường có tinh dầu thơm như Bạc hà, Kinh giới, Tía tô, Hoắc hương... khi sắc nên cho vào sau cùng. Thường cho vào trước khi bắc xuống khoảng 10-15 phút để tránh bay hết tinh dầu thơm.

- Cách sắc với các vị khoáng vật

Nhiều loại khoáng vật, động vật hay các vị thuốc cứng, rắn, chắc được sử dụng làm thuốc như Mai mực, Quy bản, Hoạt thạch, Mẫu lệ... cần được đập vụn rồi mới cho vào sắc. Có thể sắc trước để đảm bảo hoạt chất ra được nhiều nhất.

- Cách sắc các loại hạt nhỏ

Các vị thuốc có kích thước nhỏ bé như Thỏ ty tử, Xa tiền tử, Tô tử, La bạc tử... thì nên cho vào túi vải rồi hãy cho vào nồi sắc để tránh rơi vãi ra bên ngoài.

- Cách sắc các vị thuốc có độc tính

Vị thuốc Phụ tử, Ô đầu, Thảo ô có chứa độc, cần sắc trước khoảng 30 phút rồi mới cho các thuốc khác vào sắc cùng. Làm vậy để giảm độc tính của các vị thuốc có độc.

- Cách sắc các vị thuốc quý

Các vị thuốc quý hiếm, giá thành cao như sâm ngọc linh, nhân sâm, đông trùng hạ thảo nên sắc riêng rồi trộn chung với thuốc sắc để uống. Việc sắc riêng sẽ đảm bảo dùng được tối đa lượng hoạt chất trong các vị thuốc quý.

- Cách sắc một số vị thuốc đặc biệt khác

Một số vị thuốc có lông tơ, xơ mỏng khiến khi uống rất khó chịu, ngứa họng như Đại phúc bì thì cần bọc túi vải rồi mới đem sắc.

Một số lưu ý trong cách uống thuốc

Để việc uống thuốc đạt hiệu quả cao thì nên sắc thuốc 3 lần cô đặc lại, sau đó trộn chung với nhau rồi mới uống. Thuốc sắc nên uống trong ngày, nếu để sang ngày hôm sau cần được bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn. 

Các thuốc thanh nhiệt, thuốc dưỡng âm nên uống lúc nguội. Thuốc phát tán phong hàn, thuốc trừ hàn, thuốc bổ dương nên uống thuốc lúc ấm nóng. Các thuốc chữa ngoại cảm, trừ phong nên uống lúc đang có bệnh. 

Các thuốc bổ nên uống trước ăn và thuốc chữa bệnh mạn tính nên uống sau ăn 1 giờ, uống ngày 2 lần sáng và tối hoặc trưa. Đối với trẻ em thì cần giảm liều và chia thuốc uống nhiều lần trong ngày để tăng hấp thu thuốc. 

Hỏi: Tôi hay bị trằn trọc, mất ngủ, nhờ chuyên gia chia sẻ một số  vị thuốc giúp ngủ ngon sâu giấc dùng tại nhà, xin cảm ơn !

(Minh Thiện – Hải Phòng)

Trả lời: 

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, giúp lấy lại sức lực sau 1 ngày lao động, học tập mệt mỏi. Nếu ngủ ngon, ngủ sâu giấc thì tinh thần phán chấn, cơ thể thoải mái. 

1. Toan táo nhân

- Bộ phận dùng: Nhân phơi khô của hạt quả táo chua, họ táo ta. Đem về phơi khô rồi sao vàng

- Tính vị quy kinh: vị ngọt, chua, tính Bình, quy kinh Can, Tỳ, Thận, Đởm

- Tác dụng: dưỡng tâm an thần, sinh tân chỉ khát

- Ứng dụng lâm sàng: Toan táo nhân giúp điều trị các chứng mất ngủ, sợ hãi, hồi hộp, bốc hỏa. Giúp chữa chứng ra mồ hôi nhiều, tự ra mồ hôi. Chữa bệnh đau các khớp, giúp mạnh xương khớp, chữa khát nước do âm hư, huyết hư gây thiếu tân dịch.

2. Cây lạc tiên (nhãn lồng)

- Bộ phận dùng: Toàn bộ cây trên mặt đất của cây lạc tiên, đem về phơi sấy khô rồi sao vàng.

- Tính vị quy kinh: vị đắng, tính bình quy kinh Tâm

- Tác dụng: an thần giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc

- Ứng dụng lâm sàng: Chữa các chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, chữa các chứng di tinh

3. Cây vông nem

- Bộ phận dùng: Lá cây vông nem thuộc họ Đậu cánh bướm

- Tính vị quy kinh: Vị nhạt, tính bình, quy kinh Can, Thận

- Tác dụng: An thần ngủ ngon

- Ứng dụng lâm sàng: Dùng điều trị các chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, khó vào giấc, giúp hạ sốt.

4. Long nhãn

- Bộ phận dùng: cùi của quả nhãn thuộc họ Bồ hòn. Đem phơi sấy khô

- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình quy kinh Tâm, Tỳ

- Tác dụng: Giúp bổ huyết kiện tỳ, bổ thận an thần

- Ứng dụng lâm sàng:

Dùng điều trị các chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể, ngủ không ngon, ăn uống kèm

6. Viễn chí

- Bộ phận dùng: dùng rễ bỏ hết lõi của cây viễn chí, thuộc họ Viễn chí

- Tính vị quy kinh: Viễn chí có vị đắng, ấm, quy kinh Thận, Tâm, Phế

- Tác dụng: Bổ thận, bổ tâm, an thần, hóa đàm

- Ứng dụng lấm sàng: Viễn chí với tác dụng dưỡng tâm an thần chữa các chứng huyết hư gây hồi hộp, ngủ ít, nằm mơ nhiều. Điều trị các chứng ho, long dờm do lạnh, chữa di tinh do thận dương hư và mụn nhọt sưng đau

7. Bá tứ nhân

- Bộ phận dùng: Hạt của cây trắc bá diệp thuộc họ Trắc bá, đem sao vàng

- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính Bình, quy kinh Tâm, Tỳ

- Tác dụng: Bổ huyết, kiện tỳ, an thần

- Ứng dụng lâm sàng: dùng chữa các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, ăn uống kém, ngủ ít, sút cân, thiếu máu. 

8. Tang thầm

- Bộ phận dùng: Quả dâu chín của cây dâu tằm

- Tính vị quy kinh: vị ngọt, chua, tính ôn, quy kinh Tâm, Can, Thận

- Tác dụng: bổ can ích thận sinh tân, an thần

- Ứng dụng lâm sàng: điều trị các chứng bệnh do can thận bất túc, mất ngủ hay mê, tiêu khát…

Ngoài các vị thuốc trên giúp ngủ ngon thì dân gian còn sử dụng 1 số vị thuốc khác có tác dụng an thần giúp ngủ ngon như Bình vôi, Cây trinh nữ, Cây nữ lang… 

*** Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp xin gửi về địa chỉ : [email protected]

*** Tư vấn Phòng khám Thọ Xuân Đường - Hotline tư vấn 24/24h: 093.763.8282

 

 


Điện thoại liên hệ:0943.986.986