CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"
Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 32 ngày 25/05/2023
Hỏi: Rất nhiều người giả bị bệnh máu nhiễm mỡ và tôi cũng đã bị nhiều năm nay. Cho tôi hỏi bệnh này nguyên nhân do đâu và điều trị theo y học cổ truyền thế nào?
(Bác Như Ngọc 71 tuổi – Hà Nội)
Trả lời:
Theo y học cổ truyền, rối loạn lipid máu thuộc chứng “đàm ẩm”. “Đàm là biến chất của tân dịch”. Đàm sinh hóa ra là do tì. Căn bản của dâm là từ thận, tùy theo vị trí cắm vào mà thành bệnh.
Theo đông y, khi tuổi cao thiên quý kiệt, công năng thận dương hư tổn khiến cho tì dương không được ôn ấm, chức năng vận hóa thủy thấp bất thường, làm cho sự vận hành của thủy dịch trong cơ thể không lưu thông, tích lại trong cơ thể lâu ngày mà sinh bệnh. Đàm sinh ra làm thanh dương không thăng, che lấp khiếu trên, gây chứng hoa mắt, chóng mặt. Dương hư sinh ngoại hàn nên người sợ lạnh, tay chân lạnh. Lưng gối là phủ của thận, thận hư gây đau lưng mỏi gối. Tì dương hư khiến nguồn sinh hóa khí huyết kém nên người mệt mỏi, vô lực, chất lưỡi đạm nhạt.
Trạng này thuộc thể thận dương hư tổn, cần ôn bổ thận dương. Sử dụng bài thuốc Bát vị hoàn gia giảm: Thục địa 32g, phụ tử 4g, hoài sơn 16g, nhục quế 4g, sơn thù 16g, ngưu tất 12g, đan bì 12g, ba kích 16g, trạch tả 12g, xa tiền 16g, phục linh 12g, trư linh 4g, dâm dương hoắc 16g. Sắc uống ngày 1 thang lúc còn ấm nóng. Kết hợp châm cứu.
Với người béo mập, thường tức ngực, chân tay nặng để, cảm giác rã rời vô lực. Bụng chướng, miệng dính khó nuốt, cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Lưỡi dính nhớt, mạch huyền hoạt. Nguyên nhân là do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cao lương, ngọt béo, hoặc do uống nhiều rượu làm tổn thương tì. Tì hư không vận hóa được thủy thấp làm thủy thấp đình trệ, lâu ngày hòa đàm, đàm nung nấu trong cơ thể mà gây bệnh. Gọi là thể đàm trệ, cần Táo thấp hóa đàm, lí khí giáng trọc.
Sử dụng phương thuốc: Nhị trần thang gia giảm bao gồm: Trần bì 10g, sơn tra 12g, bán hạ 8g, hậu phác 15g, phục linh 15g, thương truật 15g, cam thảo 6g. Kết hợp châm cứu.
Trường hợp do uất ức lâu ngày hoặc do can đởm thấp nhiệt, khi cơ bất lợi ảnh hưởng chức năng sơ tiết của can đởm từ đó ảnh hưởng tì, khiến phân hóa thủy dịch rối loạn. Can khí kém uất lại hòa nhiệt sinh ra chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khi cơ bất lợi không thông sướng nên có cảm giác tức ngực, phiền nhiệt, cơ thể như bị bó. Thuộc thể thấp nhiệt, do đó cần thanh nhiệt lợi thấp. Sử dụng phương thuốc: Tứ linh tán, lục nhất tán: Bạch linh 15g, trư linh 15g, bạch truật 15g, trạch tả 15g, hoạt thạch 25g, cam thảo 4g, thảo quyết minh 12g, kim ngân đăgng 12g, ý dĩ 12g. Tán bột mịn, trộn đều, uống 12 18g/lần x 2 lần/ngày với nước ấm. Đồng thời kết hợp châm cứu.
Tóm lại, khi công năng của các tạng phủ trong cơ thể bị rối loạn, tân dịch không phân bố được sẽ ngưng tụ tạo thành thấp, thấp hóa thành đàm ẩm. Bệnh mỡ máu và các bệnh khác cũng từ đó mà sinh ra.
Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học là rất quan trọng với bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Thói quen ăn thông thường ở các gia đình tỉ lệ tinh bột và chất béo vẫn còn nhiều, dẫn đến khả năng làm tăng mức độ cholesterol của cơ thể, huyết áp và mỡ máu cũng từ đó mà tăng lên. Vì vậy người già nên giảm tối đa lượng tinh bột và chất béo vào cơ thể, thay vào đó là tăng cường lượng rau, củ, quả mỗi ngày. Tạo thói quen uống trà hằng ngày để phòng tránh mỡ máu...
Tập Khí công dưỡng sinh để duy trì hơi thở đều đặn, đưa khi oxy vào sâu trong cơ thể, tốt cho việc chuyển hóa... Có thể sử dụng các bài luyện thở, luyện hình thể. Thời gian tập tối đa 30 phút/lần, 1 – 2 lần/ngày.
Lời khuyên sau cùng là mọi người nên cố gắng kiểm soát, cân bằng cảm xúc vì cuộc sống hiện nay nhiều áp lực, khiến cuộc sống trở nên căng thẳng hơn, mọi người sẽ dễ dàng nổi cáu hay giận dữ, thậm chí nhiều người rơi vào trầm cảm, ức chế dài ngày. Tâm trạng không tốt cũng sẽ khiến cho quá trình thực hiện các chức năng trong nội tạng suy giảm, gây ra chứng mỡ máu cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Hỏi: Tôi gầy yếu, muốn dùng Nhân sâm tẩm bổ nhưng chưa biết cách sử dụng, xin được Lương y tư vấn!
(Bà Mai Huyền Trang, 68 tuổi Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội)
Trả lời:
Bác có thể sử dụng như sau: Nhân sâm thái lát mỏng, mỗi lần dùng 1- 2g, đổ nước sôi vào hãm như trà uống. Hãm nhiều lần khi thấy vị đã nhạt thì nhai kĩ bã rồi nuốt dần. Hoặc ngậm, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát tan dần thì nuốt chậm, ngày ngậm từ 3 - 4 lát. Hiệu quả tốt với những người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, ăn kém, hô hấp khó khăn ... Tuy nhiên, không được dùng nhân sâm khi đang bị tiêu chảy, lạnh bụng, hàn nhập, cảm lạnh, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt…
Nhân sâm sấy khô, tán thành bột mịn, pha với nước sôi uống hoặc pha lẫn vào thuốc sắc có tác dụng bồi bổ cơ thể. Mỗi lần dùng 1-2g. Ngoài ra còn nấu với cháo, trứng gà và hầm gà ...
Các trường hợp choáng ngất, mất máu, thoát dương: Mỗi ngày dùng 8 - 10g, sắc kĩ. Có thể pha thêm 20 - 30g đường trắng để uống cùng, chia làm nhiều lần và ăn cả bã. Có thể tăng lượng Nhân sâm lên 30 - 60g, sắc uống 1 lần (trường hợp cấp cứu, nhưng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên về đông y.
Nước ta có giống Sâm Ngọc Linh là dòng sâm dương, có hàm lượng saponin cao, rất tốt cho sức khỏe, dùng an toàn hơn sâm âm (sâm Hàn, sâm Trung quốc).
*** Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp xin gửi về địa chỉ : [email protected]
*** Tư vấn Phòng khám Thọ Xuân Đường - Hotline tư vấn 24/24h: 093.763.8282