CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"
Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 20 ngày 25/10/2022
Hỏi: Em năm nay 37 tuổi, đã lập gia đình và có 2 con, vợ chồng em sinh hoạt 2 lần 1 tuần, gần đây em bị khí hư ra nhiều và có mùi hôi, đau rát khi quan hệ. Em đi khám được chẩn đoán viêm lộ tuyến tử cung. Em rất lo lắng và không biết tình trạng này là biểu hiện của bệnh lý gì thưa chuyên gia?
(Phạm Hồng – Ninh Bình)
Trả lời:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và hiện nay nó đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em khi nhắc đến. Điều đáng nói, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn, ung thư cổ tử cung,… Do đó, việc nhận biết sớm bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là vô cùng cần thiết, vậy dấu hiệu nhận biết bệnh như thế nào?
Lộ tuyến cổ tử cung là một tổ chức lành tính được hình thành khi các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung bị tăng sinh quá mức và xâm lấn ra ngoài. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm, trở thành viêm lộ tuyến cổ tử cung, nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm do nhiễm khuẩn đi lên gây viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
Khí hư ra nhiều và có mùi hôi
Một trong những dấu hiệu điển hình của viêm lộ tuyến cổ tử cung là khí hư ra nhiều bất thường, để ý kỹ hơn, nữ giới có thể nhận thấy cả sự thay đổi về màu sắc và mùi khí hư. Bệnh càng nặng, khí hư ra càng nhiều và càng có mùi nặng hơn. Thông thường, khí hư chỉ tiết ra nhiều vào trước chu kỳ kinh nguyệt và trong quá trình quan hệ tình dục. Khí hư thường có màu trắng trong, thể chất gần giống lòng trắng trứng, không có mùi hoặc mùi tanh nhẹ. Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, khí hư sẽ có sự thay đổi về số lượng tiết ra, màu sắc và mùi, chị em sẽ thấy vùng kín luôn có cảm giác bị ẩm ướt. Nặng hơn, khí hư có thể dần ngả sang màu vàng, có bọt, đôi khi có pha lẫn máu. Ngoài ra, do sự kích thích của dịch viêm vùng da âm đạo sưng, xuất hiện những cơn ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín.
Đau âm ỉ bụng dưới
Giống với triệu chứng ở nhiều bệnh phụ khoa khác, chị em khi bị viêm lộ tuyến thường sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới, vùng eo, vùng xương chậu hoặc đau bụng kinh dữ dội hơn bình thường. Nếu không chữa trị kịp thời, viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng này làm suy yếu dây chằng, ảnh hưởng rất hơn đến đời sống tình dục lứa đôi và có thể ngăn cản khả năng làm mẹ của phụ nữ.
Tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt
Nữ giới bị viêm lộ tuyến cổ tử cung còn có thể nhận thấy các dấu hiệu trên hệ thống bài tiết, cụ thể là viêm lộ tuyến có thể khiến chị em đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân là do viêm nhiễm đã xâm lấn, lan rộng sang ba góc của bàng quang, dẫn đến bàng quang dễ bị kích thích tạo thành các hiện tượng như tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt. Chính vì vậy, chị em không nên chủ quan, coi thường khi thấy cơ thể có sự thay đổi trong việc đi tiểu.
Ra máu khi quan hệ tình dục
Khó khăn trong vấn đề quan hệ tình dục là một trong những triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho cả phụ nữ và người bạn đời của mình. Các dấu hiệu như đau hay thấy “ra huyết” khi quan hệ tình dục là những dấu hiệu đặc trưng giúp chị em nhận biết các bệnh phụ khoa, đặc biệt là viêm lộ tuyến cổ tử cung. Những người phụ nữ bị viêm lộ tuyến, cổ tử cung sẽ trở nên sần sùi và rất dễ bị tổn thương. Khi quan hệ tình dục, việc cọ xát của “cậu nhỏ” có thể gây nên đau đớn, thậm chí vùng kín của chị em có thể bị chảy máu. Khi thấy dấu hiệu này, chị em phụ nữ cần sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám phụ khoa, điều trị kịp thời.
Khó mang thai
Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gặp nhất ở những chị em phụ nữ đã từng trải qua sinh nở hoặc nạo hút, phá thai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên vô sinh thứ phát ở nữ giới. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, nữ giới chưa từng có con bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Lộ tuyến bản chất là tổn thương lành tính nhưng khi đã bị viêm nhiễm thì sẽ rất dễ lây lan sang các bộ phận khác, đặc biệt là có thể gây viêm tắc dính vòi trứng, viêm nội mạc tử cung,… điều này làm hạn chế khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Mặt khác, tác động của viêm lộ tuyến cổ tử cung như tăng tiết dịch, làm thay đổi môi trường âm đạo, gây cản trở sự di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng khiến nhiều chị em khó có thể mang thai.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, mong rằng sẽ giúp ích cho chị em phụ nữ có cái nhìn khách quan về căn bệnh này, sớm nhận biết và kịp thời thăm khám để hạn chế nhưng biến chứng không đáng có của căn bệnh này gây ra. Điều trị viêm lộ tuyến tử cung bằng y học cổ truyền là 1 lựa chọn hiệu quả cho chị em.
Hỏi: Dạo này thay đổi thời tiết mưa nhiều, kèm gió rét bố mẹ tôi khổ sợ vì bị dị ứng, mong chuyên gia chia sẻ một số mẹo chữa dị ứng, mề đay, mẩm ngứa. Tôi xin cảm ơn !
(Hoàng Hùng – Bắc Ninh)
Trả lời:
Mưa gió, rét lạnh làm nhiều người, nhất là người già khổ sở vì bị dị ứng.
Có thể chữa khỏi dị ứng, mề đay, ngứa khắp người?
Y học cổ truyền gọi dị ứng là Mề đay, Phong chẩn, Phong chân khối... Theo y học hiện đại, dị ứng là do sự xâm nhập của một chất lạ đối với cơ thể (gọi là "dị nguyên"). Các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp (do hít phải), đường tiêu hóa (do ăn uống), tiếp xúc qua da hoặc do côn trùng đốt... Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng (do thực phẩm, thuốc, cơ địa, mỹ phẩm, thay đổi nội tiết tố do mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh... ), và thường gặp là dị ứng thời tiết do nóng lạnh thất thường, đột ngột.
Theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường (phố Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội), chứng dị ứng có thể gặp quanh năm, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh do sức đề kháng kém, cơ địa yếu. Bệnh nhẹ gây ngứa ngáy, khó chịu, da mẩn đỏ, nổi mề đay. Nặng hơn thì nổi nhiều mụn ngứa, mụn nước, vỡ ra gây viêm nhiễm…
Tây y thường chữa dị ứng mẩn ngứa bằng các thuốc kháng Histamin, chống viêm, chống dị ứng, thuốc bôi ngoài da… giúp giảm dị ứng tức thì, nhưng nếu lạm dụng, hoặc dùng các thuốc này sai cách có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, suy gan, thận…
Đông y chia dị ứng 2 thể để điều trị:
- Thể phong hàn: Dị ứng do lạnh (do nhiễm lạnh, mắc mưa, ở phòng lạnh...) gây nổi ban đỏ hoặc trắng, lưỡi rêu trắng, mạch phù khẩn.
- Thể nhiệt: Nổi mề đay ngứa ngáy mất ăn, mất ngủ, gây khó chịu khắp người, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Triệu chứng dị ứng, nổi mề đay... tạo thành những mảng phù sần đỏ, hoặc trắng, hoặc sưng phù ở các vị trí da nhạy cảm (mí mắt, môi, phần phụ…), gây ngứa từ râm ran tới dữ dội khắp người, hoặc bùng phát từng đợt, lặp đi lặp lại nhiều lần (thường vào buổi sáng, chiều tối và đêm khuya). Hoặc xuất hiện các mụn nước, khi vỡ có thể gây nhiễm trùng.
Dị ứng, mề đay, mẩn ngứa ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng không chữa trị có thể dẫn tới biến chứng phù mạch, nhiễm trùng da, viêm da, sốc phản vệ... rất nguy hiểm.
Nhiều cách chữa dân gian
Trong dân gian có rất nhiều cách chữa dị ứng, mề đay và tùy vùng mà chữa cho phù hợp. Ở nông thôn xưa thường dùng nước lá khế chua đun lên để tắm khi còn nóng. Hoặc lấy nấm ở cây thau đun nước với đất sét, tắm 2 lần/ngày là khỏi. Hoặc xay rau muống sống lọc nước cho uống.
Một số nơi chườm lá ngải cứu, kinh giới, tía tô, lá hẹ… Hoặc uống nước trà xanh… cũng giúp làm dịu cơn ngứa nhanh chóng.
Cách khác là rang nóng mảnh lưới, vó (bằng sợi đay) hoặc mảnh đũng quần lụa của phụ nữ để chườm khắp người… lấy lưới rang nóng xát vào chỗ dị ứng, mẩn ngứa rồi đắp chăn ngủ là hết ngứa.
Nhưng các cách dân gian chỉ đỡ với bệnh nhẹ và không khỏi hẳn. Nếu dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa mãn tính sẽ không trị bệnh, thậm chí chỉ vài giờ sau trời lạnh lại dị ứng, nổi mề đay khắp người.
Cách được cho là hiệu quả trong dân gian là: Đun nồi nước sôi thật to, lấy tro và than hồng trong lòng bếp đổ vào nồi. Để nguội bớt thì dùng khăn vải lọc (có thể đun nóng lại) và dùng khăn nhúng nước đó khi đang nóng già để chườm toàn thân nhiều lần, nhất là chỗ mọc dày. Hoặc tắm gội khi nước đó còn ấm, xong kiêng tắm gội nước lã một ngày một đêm, kiêng không ăn đồ tanh, tôm và thịt gà đến khi khỏi hẳn. Nếu không có tro than củi thì dùng 1 kg than hoa đốt cháy hết cho vào nước tắm cũng được.
Hoặc khi nổi mề đay dày đặc lấy da kỳ đà, rang vàng, xay nhuyễn và cho uống cũng khỏi hẳn.
Trong dân gian có lưu truyền một số bài thuốc nam thảo dược lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ. Một số nhà thuốc gia truyền có các bài thuốc nam được nghiên cứu và kết hợp giữa nhiều loại dược liệu tự nhiên với cơ chế tác động sâu vào bên trong, loại bỏ căn nguyên, bồi bổ sức khỏe, cải thiện chức năng phủ tạng nhằm mang lại hiệu quả tốt.
Cách chữa dị ứng, mề đay trong dân gian truyền miệng dựa vào kinh nghiệm của cuộc sống, tuy một số người không bị tái phát, nhưng chưa có kiểm chứng y học.
Dị ứng nổi mẩn ngứa toàn thân có được tắm không, ăn uống thế nào?
TS. Lương y Phùng Tuấn Giang chia sẻ, nhiều bệnh nhân nghĩ rằng khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng thì không được tắm, nhưng không phải như thế.
Khi bị nổi mẩn ngứa toàn thân, người bệnh cần phải tắm rửa hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, tránh tình trạng da bị viêm nhiễm.
Về ăn uống, người bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa da toàn thân chú ý:
- Nên có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
- Nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu Omega 3, Vitamin C…
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Dị ứng hay gặp khi giao mùa, khi trời lạnh, vào mùa xuân nồm ẩm, mưa phùn, độ ẩm cao... Ở giai đoạn khởi phát, nổi mẩn ngứa do mề đay, dị ứng có thể chữa khỏi nếu có phương pháp phù hợp. Nhưng nếu mề đay mãn tính, nổi mẩn ngứa khắp người kéo dài việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Do đó ngay khi có triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa người dân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa, không để bệnh tăng nặng.
Khi bị dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa cần chú ý:
- Nên kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, thịt gà, nhộng tằm, các chất kích thích…
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây bệnh như bụi phấn, lông chó mèo, khói bụi độc hại, thay đổi thời tiết…
- Dị ứng ngứa nhiều nếu thể hàn có thể xông bằng các lá thuốc dân gian như lá sả, lá chanh, lá bưởi, vỏ quýt...
- Dị ứng thể nhiệt có thể lau bằng nước lạnh cho vài hạt muối.
- Hạn chế gãi vì sẽ tạo phản ứng gây cảm giác ngứa nhiều hơn.
Ăn uống cần ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ. Bổ sung 3 vi chất quan trọng là vitamin D, kẽm và sắt tự nhiên (có trong cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích…) và các loại hạt (hạt lanh, hạt chia, óc chó; dầu hạt cải…) để bảo hệ miễn dịch. Ăn sữa chua để tăng lượng probiotic hằng ngày.
Mỗi ngày nên uống 6- 8 cốc nước lọc, có thể uống nước hydrogen kiềm thì càng tốt.
Có thể dùng một số thảo dược giúp tăng cường miễn dịch và chống viêm như trà xanh, dứa, nghệ, cây kế sữa, cây móng mèo...
*** Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp xin gửi về địa chỉ : [email protected]
*** Tư vấn Phòng khám Thọ Xuân Đường - Hotline tư vấn 24/24h: 093.763.8282