Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

SKCĐ - Chuyên mục alo lương y Phùng Tuấn Giang xin nghe số 23

Thứ sáu, 16/12/2022 | 11:09
 

CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"

Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 23 ngày 07/12/2022

 

 

Hỏi: Thay đổi thời tiết, bệnh hen của tôi tái phát bệnh hen, tôi sử dụng nhiều năm thuốc tây nay tôi muốn tìm iểu về phương pháp của y học cổ truyền, mong bác sĩ tư vấn?

(Bác Hoàng Hải – Hải Phòng)

Trả lời:

Điều trị Hen phế quản theo hướng Y học cổ truyền hiện nay là hiệu quả và an lành nhất vì người bệnh được điều trị trong gốc bệnh. Bởi tất cả bệnh trong cơ thể đều xuất phát từ ngũ tạng (can, tâm, tì, phế, thận) mà các tạng này có sự quan hệ mật thiết với nhau. Nên bệnh ở tạng này là do tạng kia tác động gây lên. Lần ra được gốc bệnh sẽ giải quyết được bệnh dễ dàng hơn. Do đó ở nước ta, phương pháp Nam y cổ truyền đang được người dân quan tâm tìm hiểu. Trong Nam y, bệnh hen suyễn (hen phế quản) thường được điều trị bằng thuốc nam (nguồn gốc từ thảo dược) để tuyên phế, hóa đàm, bình suyễn điều trị trong đợt cấp, có các cơn hen thường xuyên xảy ra. Tùy vào thể hen hàn hay hen nhiệt mà phối ngũ các vị thuốc cho thích hợp. Sau đó người bệnh sẽ được uống cac vị thuốc để phục hổi công năng các tạng phế, tì, thận và điều hòa khí huyết ổn định để tránh tái phát các cơn hen. Đồng thời, giải độc cơ thể, tăng cường miễn dịch, cân bằng nội môi để phòng chống các bệnh dị ứng, miễn dịch. Kết hợp châm cứu “thần châm” để huy động năng lượng nội sinh làm giãn phế quản, cắt cơn khó thở, chống lại các tác nhân gây hen. Ngoài ra, châm cứu để bổ khí, bổ phế, tì, điều trị thận hư.

Với phương pháp Nam y, người bệnh được điều trị một cách tổng hợp và gốc bệnh nên hiệu quả rất tốt. Bên cạnh đó, các thầy thuốc sẽ hướng dẫn người bệnh chế độ sinh hoạt hợp lí như: Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh (phấn hoa, bụi nhà, khói bụi công nghiệp, thuốc lá, lông động vật, thức ăn gây dị ứng,…); hạn chế gắng sức thể lực, tránh căng thẳng stress; tránh những thực phẩm không có lợi như đồ ăn chế biến sẵn, các chất kích thích, đồ ăn gây dị ứng  tùy vào cơ địa của từng người. Thay vào đó là chế độ ăn giàu Vitamin và khoáng chất có tác dụng điều hòa cơ thể, tăng cường sức đề kháng từ các loại rau củ tươi, ăn sống hoặc chế biến một cách hợp lí, bổ sung Acid béo Omega 3 từ các loại cá và các loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân, mè…). Khuyến khích người bệnh tập khí công vì việc tập thở rất quan trọng đối với bệnh nhân hen phế quản, hít sâu thở chậm hằng ngày sẽ cải thiện chức năng thông khí của bệnh nhân. Luyện tập dưỡng sinh rất tốt cho việc nâng cao sức khỏe người bệnh, đặc biệt là NCT trong việc phòng tránh bệnh tật. 

Với kinh nghiệm chữa bệnh lâu đời (gần 400 năm), Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã điều trị hiệu quả hen phế quản cho nhiều bệnh nhân NCT. Đơn cử như ông Mai Đình Quyền (67 tuổi, Đống Đa, Hà Nội), bị hen phế quản từ đầu năm 2010, khi đến Thọ Xuân Đường đang ở tình trạng lên cơn hen thường xuyên vào đêm và gần sáng, điều trị bằng thuốc Tây nhiều năm không đỡ. Sau 3 tháng điều trị, ông Quyền không còn lên cơn khó thở. Từ khi điều trị đến nay là 5 năm, ông Quyền không thấy xuất hiện cơn hen nữa, sức khở được cải thiện rõ rệt. Hay ông Ngô Văn A, 69 tuổi ở Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội cũng thoát được các cơn hen dai dẳng sau 6 tháng điều trị bằng thuốc Nam tại Thọ Xuân Đường.

Bằng những phương  thuốc gia truyền đặc hiệu, không chí có bệnh hen phế quản mà các bệnh về đường hô hấp khác như: Viêm phổi, Phổi tắc nghẽn mạn tính; Ung thư phổi và Ung thư khác di căn phổi, màng phổi,… cũng được Thọ Xuân Đường điều trị và hỗ trợ hiệu quả, mang lại niềm vui an lành cho người bệnh.

Hỏi: Dạo này có nhiều người đau mắt đỏ, tối rất sợ vì năm ngoái vào thời điểm này cả nhà tôi cũng bị đau mắt. Xin Lương y cung cấp những kiến thức về y học cổ truyền trong việc phòng và trị bệnh đau mắt đỏ cho NCT. 

(Bác Trần Tố  – Hoà Bình)

Trả lời:

Hiện tại, tiết trời giao mùa, da cơ thường bó lại, nhiệt tà từ mùa Hè chưa kịp thoát ra nên cơ thể rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, huyết áp, tim mạch, phổi… Nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus tấn công dễ dàng hơn.

Y học cổ truyền gọi bệnh đau mắt đỏ là bệnh “Xích nhãn” hay “Hỏa nhãn” (Xích nhãn nghĩa là mắt đỏ, còn Hỏa nhãn là mắt có nhiều nhiệt). Các thứ phong hỏa nhiệt phát bệnh ở kinh Can gây ra đau mắt đỏ. Bệnh mang tính truyền nhiễm, dễ lây lan thành dịch. Khi mắc phải chứng này người bệnh thường có triệu chứng: Mắt đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt cộm, khó mở, sợ ánh sáng, có thể bị một mắt rồi lây sang mắt thứ hai hoặc đồng thời cả hai mắt đều bị, một số trường hợp thị lực suy giảm làm mắt mờ, khả năng nhìn kém…Với NCT, khả năng nhiễm bệnh thấp hơn các lứa tuổi khác vì mô liên kết mặc đã xơ và lão hóa không thích hợp cho virus phát triển, tuy nhiên cũng không thể coi thường khi bệnh lây lan thành dịch. Việc giữ cho cơ thể thanh mát, môi trường sống xung quanh cũng như môi trường sống trong cơ thể  (nội môi) sạch sẽ không nhiễm độc thì khả năng mắc bệnh sẽ hạn chế và có mắc bệnh cũng nhanh chóng khỏi bệnh.

Dinh dưỡng và các bài thuốc nguồn gốc thiên nhiên cho người đau mắt đỏ

Người xưa vẫn thường phối hợp các loại lá: Rau bồ ngót tươi (50g); rau má (30g); lá tre (30g); lá chanh (10g); cỏ xước (30g); lá dâu tằm (30g); cà gai (30g). Tất cả mang nấu chung với nhau cho sắc lại, uống hằng ngày thay cho nước. Hoặc người bệnh có thể dùng củ sả (10 lát); gừng sống (3 lát); dâu tằm (6 đọt); bông cúc trắng (3 bông); đậu xanh (1 muỗng giã nát) mang nấu chung và uống thay nước để chữa đau mắt đỏ. Hay cây sống đời (cây bỏng), cây diếp cá. Rửa sạch lá, giã nhỏ đặt nó lên mắt cũng có thể làm dịu nỗi đau mắt đỏ và có thể khỏi nếu làm kiên trì. Hoàng liên chân gà sắc hoặc hãm nước sôi tẩm vào bông đắp lên mắt.

Y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc điều trị đau mắt đỏ theo từng thể bệnh:

-    Ở thể nhẹ (mắt ngứa cộm, nước mắt chảy nhiều, phần lòng trắng chuyển sang màu hung sau đỏ tươi, đau đầu, đau mắt, sợ ánh sáng,…).

Bài 1: Kim ngân hoa 16g, chi tử 12g, hoàng đằng 8g, chút chít 12g, kinh giới 12g, bạc hà (cho sau) 6g, lá dâu 16g, cúc hóa 12g. Sắc uống.

Bài 2: Kim ngân 16g, liên kiều 12g, chi tử 8g, hoàng cầm 12g, bạc hà (cho sau) 6g, ngưu bàng tử 12g, cát cánh 6g. Sắc uống.

Bài 3: Tang điệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc điệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g, hãm với nước sôi thêm chút đường uống thay trà.

-    Ở thể nặng: Thêm hiện tượng bệnh phát nhanh, hai mắt sưng to, đau nhức, nước mắt mũi đầm đìa, sợ lạnh, sốt, nằm ngồi không yên. Nếu bệnh nặng hơn thì người bệnh không ngủ được, ăn không ngon có bài thuốc Bát chính tán: Đại hoàng 10g, mộc thông 12g, xa tiền tử 12g, cù mạch 12g, chi tử 12g, cam thảo chích 8g. Sấy khô tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20g, uống với nước sắc đăng tâm thảo. Nếu có biểu hiện toàn thân (sốt nhẹ, người mệt mỏi, viêm họng nhẹ, nuốt thấy vướng, hạch trước tai sờ nắn thấy đau…) có thể công cả người bằng nồi nước xông có thêm trầu không.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Các loại thực phẩm mà người đau mắt đỏ nên kiêng là tỏi, ớt , hành, hẹ hay thịt chó… vì những thực phẩm này sẽ làm tăng cảm giác nóng, rát cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn. Ngoài ra nên ăn kiêng đồ tanh như cá, mực, tôm, cua… vì có thể tác động xấu vào tình trạng của viêm kết mạc, làm cho tình trạng đau mắt đỏ nặng thêm. Cũng không nên uống rượu bia vì các chất kích thích làm giảm tầm nhìn, giảm khả năng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể và khiến cho bệnh càng nặng hơn.

Người bệnh nên ăn các loại rau có màu xanh đạm như: Rau bina, rau cải,… Các loại trái cây và rau củ quả có màu cam như bí ngô, bí, cam, cà rốt, đu đủ và xoài. Bên cạnh đó có thể ăn thị nạc, lòng đỏ trứng gà, gan lợn. Uống nhiều nước, khoảng 6-8 li nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt. Trong sinh hoạt nên dùng riêng khăn mặt, chậu rửa mặt, chấm rửa mắt bằng băng gạc vô khuẩn 1 lần và đeo khẩu trang trong thời kì mang bệnh để tránh lây lan sang người khác.

Cuối cùng, dù là bệnh gì cũng nên kết hợp chế độ luyện tập thể lực, giữ gìn sức khỏe bản thân. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Áp dụng dưỡng sinh hợp tứ thời (bốn mùa) chính là đạo của trời đất. Có như vậy khi thiên nhiên giao mùa thì con người mới dễ dàng thích ứng, không lo mắc bệnh. 

 

*** Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp xin gửi về địa chỉ : [email protected]

*** Tư vấn Phòng khám Thọ Xuân Đường - Hotline tư vấn 24/24h: 093.763.8282

 


Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. SỐNG KHỎE
  3. Alo bác sĩ

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: