Điều trị hen suyễn bằng tía tô

Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính đường thở gặp cả ở người lớn và trẻ em. Hen suyễn ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và các hoạt động thể lực của người bệnh. Tía tô có vị cay tính ấm, sử dụng chiết xuất từ lá tía tô giúp ức chế viêm, phản ứng dị ứng và phù nề giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm phế quản.

ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN BẰNG TÍA TÔ

Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính đường thở gặp cả ở người lớn và trẻ em. Hen suyễn ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và các hoạt động thể lực của người bệnh. Tía tô có vị cay tính ấm, sử dụng chiết xuất từ lá tía tô giúp ức chế viêm, phản ứng dị ứng và phù nề giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm phế quản.

1. Hen phế quản

- Hen là bệnh lý viêm mạn tính đường thở (phế quản) có sự tham gia của nhiều loại tế bào, nhiều chất trung gian hoá học (mediator), cytokine... Viêm mạn tính đường thở, sự  gia tăng đáp ứng phế quản với các đợt khò khè, ho và khó thở lặp đi lặp lại, các biểu hiện này nặng lên về đêm hoặc sáng sớm. Tắc nghẽn đường thở lan tỏa, thay đổi theo thời gian và hồi phục được.

- Cơn hen: Trước khi xảy ra cơn hen thường có các biểu hiện: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ… Bắt đầu lên cơn hen bệnh nhân cảm thấy khó thở thì thở ra, khó thở tăng dần lên, vật vã, ra nhiều mồ hôi, khó nói, cơn khó thở kéo dài 5 – 15 phút hoặc hơn. Khó thở giảm dần và kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm.

- Các triệu chứng thường xảy ra hoặc nặng hơn khi tiếp xúc với các yếu tố như: Gắng sức, vi sinh vật, bụi nhà, khói, phấn hoa, thay đổi thời tiết, thay đổi cảm xúc mạnh, một số thuốc và hóa chất…

- Hen Phế Quản theo y học cổ truyền thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).

2. Giới thiệu về tía tô

Cây tía tô (Perilla frutescens) hay còn được gọi qua rất nhiều cái tên khác như cây tô ngạnh, cây tô diệp hay cây tử tô.

Cây tía tô có vị cay và tính ấm. Đây là loại cây được sử dụng phổ biến trong y học để chữa các loại bệnh khác nhau hiệu quả. Hạt tía tô được dùng để làm thuốc chữa các bệnh như ho, hen suyễn, tiêu đờm và chống tê thấp.

•         Chống oxy hóa:

Trong lá tía tô có chứa quercetin, acid alpha-linolenic, luteolin và rosmarinic acid, perilla chống lại oxy hóa, theo đó làm giảm tổn thương các tế bào mà các gốc tự do gây ra trong quá trình bệnh sinh hen phế quản..

•         Giảm các triệu chứng dị ứng:

Nhờ vào các thành phần (như luteolin) có hoạt tính của natri cromoglycate hay prednison - một loại thuốc kháng histamin chống dị ứng mạnh, tía tô sẽ rất hữu ích để kiểm soát và ngăn ngừa khởi phát hen phế quản.

•         Chống viêm:

Hen phế quản liên quan đến vấn đề dị ứng nhưng không phải ai cũng biết rằng phản ứng viêm cũng là một vấn đề cấu thành nên căn bệnh này. Sử dụng chiết xuất từ lá tía tô giúp ức chế viêm, phản ứng dị ứng và phù nề của bệnh hen phế quản.

3. Một số phương pháp chữa hen phế quản từ tía tô

a)      Nước lá tía tô

Nguyên liệu: 200 g lá tía tô, 3 lát chanh tươi, 2,5 lít nước lọc.

Thực hiện:

•         Rửa sạch lá tía tô, ngâm nước muối loãng trong 10 phút. Vớt ra, để ráo nước.

•         Đun sôi 2,5 lít nước lọc. Bỏ lá tía tô vào nước, đun sôi thêm 3-5 phút rồi tắt bếp.

•         Đợi nước tía tô nguội rồi đổ vào chai thủy tinh, thêm mấy lát chanh vào và sử dụng dần dần.

•         Chia nước tía tô uống nhiều lần trong ngày.

b)      Rượu lá tía tô

Nguyên liệu: 90 g lá tía tô, 1 lít rượu gạo.

Thực hiện:

•         Đem sao qua lá tía tô rồi nghiền thành bột mịn.

•         Ngâm bột tía tô với rượu trong 10 ngày.

•         Sau đó, lọc lấy nước, bỏ bã.

Cách sử dụng: Ngày uống rượu tía tô 3 lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 ml.

c)      Lá tía tô, hoa đu đủ, hoa khế điều trị hen cho trẻ em

Nguyên liệu: Lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế.

Thực hiện:

•         Lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế đem rửa sạch.

•         Cho vào chén sứ, thêm chút đường phèn và một ít nước để đun cách thủy trong vòng 15p.

•         Dùng nước này uống chậm để thuốc ngấm vào lưỡi.

d)      Vài bài thuốc nam từ tía tô giúp điều trị hen phế quản

•         Bài 1:

Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, nhục quế 8-10g (hoặc khô 8-10g), hạt ý dĩ 10-12g.

Sắc với 750ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm.

•         Bài 2:

Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, hạt ý dĩ 10-12g (hoặc bèo cái 10-12g), hạt cải củ 8-10g, trần bì 6-10g.

Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm.

BS Thu Thùy

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 - 0937638282


Điện thoại liên hệ:0943.986.986