Hà thủ ô dược liệu giúp nâng cao sức khỏe

Hà thủ ô có tính hơi ấm, vị ngọt, hơi đắng và cố sáp, quy kinh can thận, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, bổ can thận, nhuận tràng, mạnh gân xương và hòa khí huyết. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, hà thủ ô còn có tác dụng cơ thể đào thải được độc tố giúp làm đẹp, nâng cao sức đề kháng, tiêu viêm, giải độc. 

HÀ THỦ Ô DƯỢC LIỆU GIÚP NÂNG CAO SỨC KHỎE

Hà thủ ô có tính hơi ấm, vị ngọt, hơi đắng và cố sáp, quy kinh can thận, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, bổ can thận, nhuận tràng, mạnh gân xương và hòa khí huyết. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, hà thủ ô còn có tác dụng cơ thể đào thải được độc tố giúp làm đẹp, nâng cao sức đề kháng, tiêu viêm, giải độc. 

1. Giới thiệu về Hà thủ ô

Hà thủ ô có tên gọi khoa học là Fallopia multiflora. Thủ ô thuộc bộ Cẩm Chướng, thuộc họ Rau răm. Đây là dược liệu có tính ấm, vị chát, đắng và ngọt. Có tác dụng trị nhuận tràng, sốt rét, an thần và một số bệnh khác.

Thủ ô là cây thân mềm, rễ cây phình to thành củ. Lá cây rộng từ 3 đến 5cm, dài từ 4 đến 8cm, đầu lá nhọn và có hình tim. Lá có cuống dài và mọc so le với nhau. Hoa của cây có màu trắng và nhỏ, hoa có 8 nhụy trong đó có 3 nhụy dài hơn. Quả cây 3 cạnh và không tự mở khi khô.

2. Phân biệt hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng

Hà Thủ ô có 2 loại là Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng. Thông thường, Thủ ô đỏ được sử dụng làm thuốc nhiều hơn là Thủ ô trắng

Cây Hà thủ ô đỏ: Có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Cây Hà thủ ô trắng: Hà thủ ô trắng là loại dây mọc bò hoặc leo, người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, nhiều nhựa trắng trên thân lá, không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ

3. Sơ chế hà thủ ô như thế nào?

Hà Thủ Ô đỏ, sau khi đào, rửa sạch, có thể bổ nhỏ, phơi khô, bảo quản. Khi sử dụng phải tiến hành chế biến tiếp. Trước hết đem các miếng Hà Thủ Ô ngâm với nước vo gạo (nước gạo, mới vo) từ 12-24 giờ thỉnh thoảng khấy đảo, để loại bớt chất chát.

Sau đó rửa sạch, tiếp đó là chế với đậu đen.

•    Có thể lấy nước sắc của đậu đen (1kg Hà Thủ Ô, 100-200g đậu đen ).

•    Trước hết đem đậu đen nấu nhừ, vài lần.

•    Gạn lấy nước.

•    Cho nước này vào nấu Hà Thủ Ô.

•    Xếp các miếng Hà Thủ Ô vào nồi, miếng to xếp xuống dưới, miếng nhỏ để lên trên, cần đổ ngập nước 2cm, đun nhiều giờ cho đến khi Hà Thủ Ô chín tới lõi.

•    Lấy Hà Thủ Ô ra, bỏ lõi, thái mỏng. Lấy dịch nấu còn lại, tẩm nhiều lần, vừa tẩm vừa phơi, cho đến hết dịch nấu.

•    Cuối cùng phơi thật khô.

Cũng có thể chế theo cách đồ. Cứ một lớp Hà Thủ Ô, lại rắc một lớp đậu đen. Cũng xếp Hà Thủ Ô theo nguyên tắc trên, miếng to xuống dưới, miếng nhỏ lên trên. Đồ đến khi miếng Hà Thủ Ô chín tới tận lõi. Sau tiếp tục làm như trên.  

4. Cải thiện sức khỏe bằng hà thủ ô hiệu quả

•    Trị tóc bạc sớm, làm đen tóc:

Khi hà thủ ô kết hợp với một số loại dược liệu khác có tác dụng làm đen tóc, trị tóc bạc sớm. Dùng rễ củ của thủ ô kết hợp với vừng đen. Rửa sạch và để ráo nước 300gr vừng đen và 300gr Thủ ô. Sau khi đã ráo nước thì đem sấy khô rồi tán thật nhuyễn. Hàng ngày, sử dụng từ 2 đến 3 thìa cà phê hỗn hợp Thủ ô và vừng đen kết hợp với mật ong để nhai. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hỗn hợp vừng đen và Thủ ô qua với nước sôi để nguội mà dùng mỗi ngày 2 lần.

•    Làm đẹp da:

Sử dụng hà thủ ô thường xuyên sẽ làm chậm quá trình lão hóa và giúp trẻ hóa da, da dẻ hồng hào, căng mịn.

•    Lợi tiểu, nhuận tràng:

Theo các tài liệu y học cổ truyền, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, tiêu ung thủng, nhuận tràng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già.

•    Kháng khuẩn, giải độc, tiêu viêm, trị bệnh ngoài da:

Hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, giải độc, chữa mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc, bệnh lậu, bệnh nấm favut ở chân, điều trị viêm da mủ và một số chứng viêm khác.

•    Tăng cường, bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng:

Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng cho các trường hợp thận suy, gan yếu dẫn đến di mộng tinh, khí hư, đau lưng mỏi gối; dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng thân thể suy yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ nhất là đối với người già sau khi bị bệnh (phối hợp với các dược liệu sinh địa, bạch thược, cúc hoa). Hà thủ ô còn giúp cải thiện, tăng khả năng đề kháng của cơ thể, nhất là tăng khả năng chống rét của cơ thể.

•    Bổ máu:

Rễ hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu, dùng để chữa bệnh thiếu máu và các bệnh về máu khác.

•    Tốt cho tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch:

Theo kinh nghiệm Đông y, hà thủ ô có công dụng giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, điều trị tăng lipid máu; bảo vệ gan, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

BS Thu Thùy

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ

 NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. 

Hotline: 0943986986 - 0937638282
 


Điện thoại liên hệ:0943.986.986