Đậu ván trắng làm thuốc

Việt Nam ta có vô vàn loài thảo dược vừa làm thực phẩm ngon vừa làm thuốc quý. Không phải tìm kiếm đâu xa, cây đậu ván trắng là một trong số đó. Một cây thuốc giản dị mọc leo bờ rào nhưng nếu biết cách sử dụng sẽ đem lại hiệu quả thật tuyệt vời. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về cây thuốc đậu ván trắng.

ĐẬU VÁN TRẮNG LÀM THUỐC

Việt Nam ta có vô vàn loài thảo dược vừa làm thực phẩm ngon vừa làm thuốc quý. Không phải tìm kiếm đâu xa, cây đậu ván trắng là một trong số đó. Một cây thuốc giản dị mọc leo bờ rào nhưng nếu biết cách sử dụng sẽ đem lại hiệu quả thật tuyệt vời. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về cây thuốc đậu ván trắng.

1. Mô tả dược liệu đậu ván trắng 

- Danh pháp khoa học: Lablab purpureus (L.) Sweet., thuộc họ Đậu (Fabaceae).

- Phân bố: Đậu ván trắng được trồng ở khắp mọi nơi ở nước ta, nhiều nhất là các tỉnh miền Trung và miền Nam như Bình Phước, Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai.

- Đặc điểm thực vật

Đậu ván trắng là dạng cây leo có thể sống nhiều năm, nhưng thường trồng và thu hái trong 1 năm. Thân cây có thể leo dài tới 4-5m tùy điều kiện sống và chăm sóc. Thân cây có màu xanh lục, hình trụ, bề ngoài có 1 ít lông mềm. Lá kép mọc so le nhau gồm 3 lá chét hình trái xoan dài trung bình khoảng 7cm, rộng 4cm. Mặt trên lá màu xanh thẫm không có lông, mặt dưới có ít lông tơ ngắn. Gân gốc 3, cuống là dài khoảng 2-3cm, cuống lá chét dài chừng 5mm.

Hoa đậu ván trắng mọc thành từng chùm ở ngọn cành và kẽ lá có1 vào khoảng mùa hạ hàng năm, quả vào tháng 6-10 có màu xanh nhạt, càng già càng đậm màu rồi khi chín ngả sang màu vàng. Khi quả già trên bề mặt nhìn rõ các hạt nổi bên trong, mỗi quả có khoảng 4-5 hạt. 

2. Vị thuốc từ cây đậu ván trắng

- Bộ phận dùng: hạt của quả đậu ván trắng đã giá và chín. 

- Thu hái và chế biến: Sau khi hái quả đem về phơi khô, rồi ngâm trong nước cho vỏ phồng lên, tách lấy hạt rồi đem sấy khô. Rửa sạch đậu ván trắng cho vào chảo sao lửa nhỏ đến khi hạt có màu vàng nhạt là được, bảo quản trong bình thủy tin kín. Chú ý khi rang không được đậy vung, vì trong đậu ván tươi có chứa glucid dưới dạng cyanua.

- Thành phần hóa học: Trong Bạch biển đậu có Protein, Tinh dầu 0,62%, Palmitic acid 8,33%, Linoleic acid 57,95%, Elaidc acid 15,05%, Behenic acid 10,40%, Oleic acid 5,65%, Stearic acid 11,26% và nhiều hoạt chất khác.

- Tính vị quy kinh: Theo đông y, hạt cây đậu ván trắng có tên thuốc là Bạch biển đậu, có vị ngọt tính ôn, quy kinh Tỳ, Vị. Tác dụng Kiện tỳ hỏa khí chỉ tả lỵ.

- Ứng dụng lâm sàng: Dùng trong điều trị các chứng đau bụng, ăn uống kém, đại tiện lỏng, nôn mửa, khí hư bạch đới, say rượu, giải độc thạch tín, cá nóc.

- Cách dùng: Sắc uống ngày 8-20g. Có thể đập dập trước khi sắc uống. 

Ngoài ra có thể nấu thành chè đậu ván, canh sup đậu ván rất ngon và tốt cho tiêu hóa. 

Ngoài cho ra vị thuốc bạch biển đậu từ hạt, cây đậu ván trắng còn cho các vị thuốc từ lá, hoa và rễ cây. 

Bác sĩ Hồng Hạnh

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

số 5 -  7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 - 0937638282
 


Điện thoại liên hệ:0943.986.986