VỊ THUỐC QUÝ TỪ CÂY CAU VƯỜN NHÀ
Cây cau được trồng ở rất nhiều nơi khắp nước ta, văn hóa trầu cau đã in sâu vào lòng mỗi người dân Việt. Nhiều người cho rằng cây cau chỉ lấy quả để dùng trong các dịp lễ tết, để ăn lèm trầu mà không biết rằng cây cau cho ta rất nhiều vị thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh tốt. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu các vị thuốc quý từ cây cau vườn nhà.
1. Hoa cau
Chính là nụ hoa đực của cây cau, thường nở vào khoảng tháng 2-8 hàng năm. Lúc hoa nở rộ có màu vàng ươm đẹp mắt thì có thể thu hài. Trong hoa cau có chứa nhiều vitamin A, vitamin C và các chất xơ.
Theo đông y hoa cau có vị ngọt, tính mát, quy kinh Tỳ, Vị. Hoa cau có công dụng kiện tỳ bổ tâm, thanh nhiệt chỉ khái, thống khí… dùng trong các chứng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, trào ngược dạ dày, ho tức ngực.
Cách sử dụng hoa cau:
- Hoa cau hầm thịt lợn: Dùng 0.5 lạng hoa cau hầm cùng 300g thịt lợn nạc đến khi mềm nhừ, nêm gia vị cho vừa ăn. Món này tốt với những người bị ho, đau tức ngực, cảm giác chướng đầy ở lồng ngực.
- Hoa cau hầm sườn non: Dùng 4 lạng hoa cau, 5 lạng sườn non cho vào nồi hầm cùng gia vị đến khi mềm nhừ. Ăn một tuần 2 lần có tác dụng kiện tỳ tốt cho tiêu hóa.
2. Quả cau
Vào khoảng mùa hạ và đông khi những quả cau có màu xanh đậm thì có thể thu hái để làm thuốc. Từ quả cau cho 2 vị thuốc là đại phúc bì và bình lang
- Đại phúc bì
Đại phúc bì là vỏ ngoài và vỏ giữa của quả cau. Sau khi hái quả sẽ tách lấy vỏ ngoài và vỏ giữa đem ủ qua đêm, sau đó xé tơi ra dọc theo chiều của sợi xơ cau. Đem chúng phơi dưới nắng to hoặc sấy khô rồi bảo quản dùng dần. Tùy theo từng mục đích của thầy thuốc mà có thể bào chế thêm bằng cách tẩm rượu sao vàng, chế đậu đen.
+ Tính vị, tác dụng: Đại phúc bì có vị cay, tính ấm, quy kinh Tỳ, Vị. Có công dụng hành khí lợi thủy, tiêu trệ ứng dụng trong điều trị các chứng phù thũng, tiêu chảy, đầy bụng, tiểu khó.
+ Cách sử dụng: Sắc uống ngày 4-12g. Chú ý cần cho đại phúc bì vào túi vải buộc chặt để tránh các sợi xơ rơi xuống gây dặm họng khi uống.
- Binh lang
Binh lang là hạt hay còn gọi là nhân của quả cau già. Sau khi tách lấy hạt cau thì đem đi phơi sấy khô và để dùng dần
+ Tính vị, tác dụng: Binh lang có vị cay, chát, tính ôn quy kinh Vị, Đại trường. Công năng hạ khí hành thủy sát trùng. Binh lang được ứng dụng lâm sàng điều trị các chứng bụng đầy chướng khó tiêu, cước khí sưng đau, tẩy giun sán và kí sinh trùng, chữa sốt rét cơn.
+ Cách sử dụng: Sắc uống ngày 10-30g tùy mục đích
3. Rễ cau
Rễ cau là vị thuốc ít người biết đến nhất, nó có tác dụng cường dương tăng sinh lý nam giới khá tốt. Không dùng toàn bộ chùm rễ, mà chỉ lấy những chiếc rễ cau mọc nổi trên mặt đất
+ Tính vị, tác dụng: vị ngọt, nhạt quy kinh Thận. Tác dụng bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý. Dùng trong các trường hợp yếu sinh lý, di tinh, liệt dương, suy nhược, tiểu đêm nhiều.
+ Cách sử dụng: sao vàng rồi sắc uống ngày 20-40g
Bác sĩ Thúy Hường
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282