Cỏ xước – ngưu tất nam trị bệnh xương khớp hiệu quả 

Bạn đã bao giờ nghe nói cỏ làm thuốc quý chữa bệnh chưa? Ở Việt Nam có rất nhiều loại cỏ mọc hoang, rất giản dị nhưng tác dụng chữa bệnh lại rất hiệu quả, trong đó có cỏ xước. Cỏ xước còn được gọi với tên ngưu tất nam, là một trong những vị thuốc trị bệnh xương khớp rất tốt. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về vị thuốc cỏ xước nhé!

CỎ XƯỚC - NGƯU TẤT NAM TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP HIỆU QUẢ

Bạn đã bao giờ nghe nói cỏ làm thuốc quý chữa bệnh chưa? Ở Việt Nam có rất nhiều loại cỏ mọc hoang, rất giản dị nhưng tác dụng chữa bệnh lại rất hiệu quả, trong đó có cỏ xước. Cỏ xước còn được gọi với tên ngưu tất nam, là một trong những vị thuốc trị bệnh xương khớp rất tốt. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về vị thuốc cỏ xước nhé!

1. Mô tả dược liệu

Tên khoa học: Achysanthes bidentata Blume. Họ Rau dền (Amaranthaceae)

Đặc điểm thực vật

Cây cỏ xước có dạng thân thảo, sống lâu năm cao từ 50cm tới 1m, thậm chí cao tới 2m. Thân cây cỏ xước khá mảnh, có 4 cạnh hơi vuông, trên thân cây có những đốt phình lên như gối trâu nên còn được đặt tên là ngưu tất. Thân và cành cỏ xước thường mọc theo hướng thẳng đứng, có màu lục hoặc nâu tía.

Lá cây cỏ xước có hình trứng với đầu nhọn, gốc thuôn hẹp. Lá thường mọc đối xứng với nhau. Hai mặt lá nhẵn, mép lượn sóng, gân lá mặt trên thường có màu nâu tía, gân phụ 5-7, cuống lá dài 1 – 1.5cm, đôi khi có lông thưa phía trên. Rễ củ hình trụ dài, có nhiều rễ phụ to. Hoa thường ra vào khoảng tháng 5-9. Cụm hoa là bông ở đầu cành hay ké lá, dài 2 – 5 cm. Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống. Lá bắc dài 3 mm, lá đài 5, gần bằng nhau, nhị 5, chỉ nhị dính với nhau và dính cả với nhịp lép, nhị lép có răng rất nhỏ, bao phấn hình mác, chim, bầu hình trứng. Quả ra vào khoảng tháng 10-11, nang hình bầu dục có một hạt, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên vướng phải có thể mắc vào quần áo. 

Phân bố

Cây cỏ xước mọc hoang khắp nơi ở nước ta, hiện nay được trồng nhiều trong các vườn thuốc nam.

2. Vị thuốc từ cây cỏ xước

Bộ phận dùng: Toàn thân cây cỏ xước, kể cả rễ dưới mặt đất và phần thân lá trên mặt đất. Trong đó phần rễ có hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh.

Thu hái: Thường thu hái vào mùa hè, nhổ cả cây lên đem rửa sạch, sau đó thái khúc rồi phơi sấy khô. Bảo quản dùng dần.

Tính vị: Theo đông y, cỏ  xước có vị chua, đắng, tính mát

Tác dụng: cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, khu phong trừ thấp, lợi thủy. Được dùng trong các trường hợp sau:

- Chữa cảm mạo phát sốt, đau mỏi mình mẩy, nhức đầu sổ mũi

- Chữa kinh nguyệt không đều, đau mỏi lưng khi hành kinh

- Chữa phong thấp, đau nhức các khớp, đau mỏi lưng gối

- Chữa ứ huyết ở phụ nữ sau sinh, tay chân co quắp

- Chữa phù thũng

Cách sử dùng: Sắc uống mỗi ngày 10-30g khô, hoặc 50g dược liệu tươi. Thường phối hợp với các dược liệu khác để tăng tác dụng. Ngoài ra có thể dùng lá non và ngọn của cây cỏ xước để chế biến thành các món ăn như xào tỏi, nấu canh thịt, canh tôm rất tốt cho bệnh nhân đau nhức xương khớp, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt.

Bác sĩ Thúy Hường

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

số 5 -  7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 - 0937638282
 


Điện thoại liên hệ:0943.986.986