BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Tăng huyết áp là một căn bệnh có tỉ lệ mắc cao trong cộng đồng, hay gặp nhất ở người trung niên cao tuổi, đôi khi vẫn gặp ở người trẻ. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe và tính mạng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ, nên nhiều người rất chủ quan. Dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các biến chứng của tăng huyết áp và cách phòng ngừa hiệu quả.
1. Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp là chỉ sooss cho biết áp lực bơm máu trong hệ tuần hoàn bao gồm 2 chỉ số: Huyết áp tâm thu(huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương(huyết áp tối thiểu). Bình thường huyết áp tâm thu dao động từ 90 tới 139mmHg, huyết áp tâm trương dao động từ 60-89mmHg. Khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì được gọi là bệnh tăng huyết áp.
Một số thể bệnh tăng huyết áp
- Tăng huyết áp áo choàng trắng: Là tình trạng khi tới bệnh viện, phòng khám được nhân viên y tế đo huyết áp thì huyết áp thường tăng cao, nhưng khi ở nhà thì huyết áp lại bình thường.
Thể bệnh này chủ yếu do tâm lý của bệnh nhân, cảm thấy lo nắng và hồi hộp khi tới bệnh viện, phòng khám. THể bệnh này không cần điều trị
- Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai: gặp ở khoảng 5% bà bầu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây đột quỵ, suy đa tạng, thai chết lưu… nguy hiểm cho cả mẹ và con
- Tăng huyết áp kháng trị: khi bệnh nhân dùng tới 3 nhóm thuốc ở liều tối ưu và 1 trong 3 nhóm thuốc là lợi tiểu mà không đạt được huyết áp mục tiêu. Tăng huyết áp kháng trị rất nguy hiểm vì không kiểm soát được huyết áp, nguy cơ biến chứng cao.
- Tăng huyết áp đơn độc: chỉ tăng huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương. Vẫn điều trị bình thường
2. Biến chứng tăng huyết áp có thể gây ra
Tăng huyết áp giai đoạn đầu thường không có biểu hiện lâm sàng nên ít được chú ý đến. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Nếu không kiểm soát huyết áp tốt có thể gây ra các biến chứng sau:
- Biến chứng tim mạch: tăng huyết áp có thể gây bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim trái rồi suy tim toàn bộ
- Biến chứng về não: nhồi máu não, xuất huyết não, bệnh não do tăng huyết áp
- Biến chứng về thận: suy thận
- Biến chứng về mắt: tổn thương mắt dần dần có thể gây mù lòa
- Biến chứng mạch ngoại vi: tách thành động mạch chủ
3. Cách phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp
Việc kiểm soát huyết áp phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân người bệnh. Bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tuân thủ điều trị
Thuốc điều trị huyết áp là thuốc dùng cả đời, không được tự ý bỏ thuốc, dùng thuốc bừa bãi mà phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc. Ngoài ra cần chú ý đo huyết áp thường xuyên để theo dõi đáp ứng điều trị
- Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu béo phì thừa cân
- Ăn nhạt, giảm muối trong các chế độ ăn hàng ngày, không ăn đồ đóng hộp, chế biến sẵn. Không uống rượu bia, cà phê và chất kích thích
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức.