Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

Điều trị hội chứng Raynaud theo y học hiện đại

Thứ năm, 21/01/2021 | 15:47

Hội chứng Raynaud là tình trạng co thắt đột ngột các mạch máu nhỏ ở ngoại biên khi gặp lạnh hay do stress, khiến các mạch máu hẹp lại và hạn chế sự lưu thông máu đến các mô. Raynaud có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng sống của người bệnh. 

 

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RAYNAUD THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Hội chứng Raynaud là tình trạng co thắt đột ngột các mạch máu nhỏ ở ngoại biên khi gặp lạnh hay do stress, khiến các mạch máu hẹp lại và hạn chế sự lưu thông máu đến các mô. Raynaud có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng sống của người bệnh. 

Hội chứng Raynaud được phát hiện vào năm 1862, là tên gọi được đặt theo tên của người phát hiện ra nó - bác sĩ người Pháp Maurice Raynaud. Hội chứng Raynaud thường xảy ra ở ngón tay, ngón chân và đôi khi là ở tai, mũi hay núm vú của người bệnh... khiến những bộ phận này có sự biến đổi màu sắc và cảm giác. Cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải hội chứng Raynaud tím tái đầu chi, tuy nhiên, thường gặp hơn ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 20 - 40.

Hội chứng Raynaud được chia làm hai loại chính

Hội chứng Raynaud nguyên phát

Hay còn gọi là vô căn, không rõ nguyên nhân, có thể gặp ở 5-10% dân số, đặc biệt ở nữ giới 20-30 tuổi. Biểu hiện là tím, đau đầu ngón đối xứng 2 bên khi tiếp xúc lạnh hay stress.

Hội chứng Raynaud thứ phát

Thường gặp trong các bệnh mô liên kết (50%) như : Xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren và hội chứng antiphospholipid.

Hội chứng này rất thường gặp trong xơ cứng bì, nó có thể xuất hiện trước khi có các tổn thương da khác từ 1 đến 3 năm, thậm chí lâu hơn. Vì vậy khi xuất hiện hội chứng Raynaud nếu được kiểm tra và chẩn đoán sớm, điều trị sớm xơ cứng bì sẽ đem lại tiên lượng tốt.

Những rối loạn vận mạch diễn biến thành từng đợt, mỗi cơn kéo dài  khoảng vài phút cũng có khi đến hàng giờ, gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1:  “ngất trắng” cục bộ: Khởi phát khi gặp lạnh hoặc stress, trong cơn các ngón chi tái nhợt.

Giai đoạn 2: “ngạt xanh” cục bộ: Xuất hiện thành cơn kịch phát, đầu chi bệnh nhân có màu tím nhạt, rồi sưng to và đau.

Giai đoạn 3: “hồng trở lại”: Đầu chi bệnh nhân sẽ hồng trở lại sau khi làm ấm hay dùng thuốc giãn mạch, lúc này các ngón đã được tưới máu đầy đủ.

Hiện tượng loét mô hoại tử với diện tích cực nhỏ, có giới hạn rõ rệt và không có xu hướng lan rộng. Có thể có loạn dưỡng móng gây rụng móng. Da của các ngón dày lên, bóng và căng cứng (xơ cứng ngón), hay gặp ở những thể mãn tính.

Những cơn co mạch như trên có thể kèm theo những rối loạn thần kinh đặc biệt là trong lúc đang trở lại bình thường. Những rối loạn thần kinh đó bao gồm: Dị cảm, mất cảm giác, đau nhói. Giữa các cơn co mạch, bắt mạch ở các động mạch vẫn bình thường. Trong hội chứng Raynaud vô căn hiếm khi tiến triển tới loét. Nhưng hội chứng Raunaud trong bệnh xơ cứng bì khi soi mao mạch chi có thấy tổn thương thực thể và gây ra loét.

Điều trị hội chứng Raynaud

Phương pháp không dùng thuốc

  • Giảm tối thiểu tiếp xúc với lạnh, hạn chế ra ngoài trời vào mùa đông.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là các chi bằng cách mặc ấm.
  • Tư vấn cho người bệnh cách nhận biết được cơn phát bệnh khi tiếp xúc với lạnh để kịp thời trở về môi trường ấm và có thể sưởi ấm tay, chân bằng máy sấy tóc hoặc ngâm nước ấm.
  • Bỏ thuốc lá vì nicotin cảm ứng gây co mạch.
  • Tránh các stress để làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm sẽ làm giảm co thắt mạch.
  • Những trường hợp nhẹ chỉ cần áp dụng các biện pháp chung cũng có thể khống chế được bệnh

Điều trị triệu chứng

Điều trị hội chứng Raynaud còn phụ thuộc vào thời gian, tần suất, mức độ nghiêm trọng của hội chứng Raynaud. Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng các thuốc có tính chất co giãn mạch, giúp tăng cường sự lưu thông máu và làm ngưng sự co thắt mạch máu nhỏ ở ngoại biên của người bệnh để giúp làm giảm các triệu chứng của Raynaud.

Nhóm thuốc giãn mạch thường hay sử dụng nhất như diltiazem, nifedipin, amlodipin, nitric oxide - NO (nhóm nitrate) hoặc felodipin (thuốc chẹn canxi)... Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị bằng các dạng thuốc dùng tại chỗ như miếng dán glyceryl trinitrate hay mỡ nitroglycerin 1-2%. Một điều cần lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này là cần theo dõi huyết áp.

Nhóm thuốc làm giảm hiện tượng co mạch có thể dùng để điều trị hội chứng Raynaud bao gồm: Enalapril, captopril, losartan...

Nhóm thuốc hỗ trợ cấu trúc mạch có thể sử dụng trong điều trị hội chứng Raynaud tím tái đầu chi như chất chống oxy hóa như probucol.

Nhóm thuốc ức chế tiểu cầu như aspirin, salicylates... Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này lâu dài thì cần phải theo dõi tác dụng phụ đối với khả năng đông máu và dạ dày.

Điều trị can thiệp

Phẫu thuật thần kinh: Dây thần kinh được gọi là dây thần kinh giao cảm ở chân tay kiểm soát việc mở và thu hẹp các mạch máu trong da. Đôi cần thiết trong trường hợp Raynaud nghiêm trọng để cắt các dây thần kinh gây phản ứng quá mức. Phẫu thuật có thể làm giảm tần suất và thời gian của Raynaud, nhưng nó không phải lúc nào cũng thành công.

Tiêm hóa chất: Tiêm hóa chất để ngăn chặn các dây thần kinh giao cảm trong tay hoặc chân bị ảnh hưởng. Có thể cần phải có các thủ tục lặp đi lặp lại nếu các triệu chứng trở lại hoặc kéo dài.

Cắt cụt: Đôi khi cần phải loại bỏ các mô bị hư hỏng do thiếu nguồn cung cấp máu. Điều này có thể bao gồm cắt cụt một ngón tay hoặc ngón chân bị ảnh hưởng bởi Raynaud, trong đó việc cung cấp máu đã hoàn toàn bị chặn và các mô đã hoại tử. Nhưng điều này là rất hiếm.

Việc điều trị hội chứng Raynaud hiện nay còn gặp phải nhiều khó khăn nên quan trọng vẫn là cần phải phòng bệnh, cần tránh các yếu tố ảnh hưởng xấu tới bệnh như tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh, rung lắc, stress, hút thuốc lá, chấn thương đầu chi.

BS Thu Thủy

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 - 0937638282

 


Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. Bệnh phổ biến
  3. Cơ xương khớp

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: