THẢO DƯỢC CHỮA BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP HIỆU QUẢ
Các bệnh cơ xương khớp rất phổ biến nhất là ở người trung niên, cao tuổi gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều có thể gây hại cho các cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì vậy việc lựa chọn các thảo dược trong điều trị bệnh cơ xương khớp ngày càng được ưa chuộng hơn. Cùng tìm hiểu các loại thảo dược giúp điều trị bệnh cơ xương khớp hiệu quả.
1. Cỏ xước – ngưu tất nam
- Danh pháp khoa học: Achyranthes aspera L., Họ Rau dền – Amaranthaceae
- Đặc điểm: Dạng thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m. Lá mọc đối, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cỏ Xước mọc hoang khắp nơi trong cả nước.
- Phân bố: mọc hoang và được trồng ở các vườn dược liệu
- TÍnh vị: vị chua, đắng tính bình quy kinh Can Thận
- Tác dụng: thanh nhiệt tiêu viêm lợi tiểu, thông kinh lạc
- Ứng dụng lâm sàng: điều trị các chứng viêm xương khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch, kiểm soát mỡ máu ngăn xơ vữa động mạch.
- Cách sử dụng ngưu tất nam trị bệnh cơ xương khớp:
Mỗi ngày dùng khoảng 20g rễ cỏ xước rửa sạch, sao vàng rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày 3 lần.
2. Lá lốt
- Danh pháp: Source: Piper Loltot thuộc họ nhà hồ tiêu Piperacea
- Đặc điểm: Cây có dạng thân mảnh mọc đứng hoặc bò trên mặt đất cao nhất khoảng 1m, lá cây hình tim với nhiều gân chằng chịt, cuống là dài có bẹ ở gốc. Hoa mọc ở nách hoặc đầu cành từng bông trắng, quả mọng chứa 1 hạt.
- Phân bố: được trồng ở khắp các vườn dùng trong chế biến thực phẩm và làm thuốc.
- Tính vị: vị cay, nồng, tính ấm
- Tác dụng: ôn trung trừ hàn, giảm đau
- Ứng dụng lâm sàng: dùng trị các chứng đau lưng mỏi gối, tê bì tay chân, đầy hơi đầy bụng kéo dài, nôn mửa.
- Cách dùng lá lốt trị bệnh cơ xương khớp:
Sắc uống: mỗi ngày lấy 1 nắm lá lốt phơi trong bóng râm cho khô héo rồi sắc nước uống.
Ngâm chân: Dùng cành và lá cây lá lốt cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút, bỏ ra đợi nguội bớt thì ngâm chân mỗi tối trước ngủ.
3. Ngũ gia bì
- Danh pháp: Acamthoppanax aculeatus Seem , thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae
- Đặc điểm: dạng thân nhỏ cao khoảng 1-3m, lá kép chân vịt với 5 lá chét chụm vào nhau. Hoa nhỏ màu vàng xanh, quả hình cầu mọng.
- Bộ phận dùng: Dùng vỏ thân cây ngũ gia bì trị bệnh
- Tính vị: Vị cay đắng tính ôn
- Tác dụng: khu phong hóa thấp mạnh gân cốt
- Ứng dụng lâm sàng: điều trị các chứng đau nhức xương khớp, yếu liệt chân, đau bụng
- Cách dùng ngũ gia bì trị bệnh xương khớp
Dùng xoa bên ngoài: Lấy 200g ngũ gia bì đập và xay cho vụn rồi ngâm trong 1 lít rượu 35 độ 30 ngày. Sau đó mỗi ngày lấy 1 lượng vừa phải xoa vào chỗ đau.
Dùng uống trong: Mỗi ngày 20g ngũ gia bì sắc nước uống
4. Dây đau xương
- Danh pháp: Tinospora sinensis họ Biển bức cát.
- Đặc điểm: Thân leo có thể dài tới 10m, cành dài rũ xuống có lông. Lá có lông nhiều ở mặt dưới, màu trắng nhạt hình tim với 5 gân rõ tỏa ra hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, quả hạch.
- Phân bố: mọc hoang khắp các vùng miền núi
- Bộ phận dùng: thân cây dây đau xương
- Tác dụng: khu phong trừ thấp mạnh gân cốt
- Ứng dụng lâm sàng dùng điều trị các chứng tê bai, phong thấp, đau xương khớp
- Cách dùng dây đau xương trị bệnh xương khớp
Dùng ngoài: Dùng 50g dây đau xương tươi giã nhỏ trộn với rượu rồi đắp ngoài chỗ sưng đau mỗi lần 20 phút ngày 2 lần
Sắc uống: 20g dây đau xương phơi sấy khô sắc uống hàng ngày
5. Ngải cứu
- Danh pháp: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).
- Đặc điểm: Cây thân thảo sống nhiều năm, lá mọc so le chẻ lông chim dính vào thân nhờ các bẹ lá.
- Bộ phận dùng: cành và lá
- Tính vị: vị cay tính ấm
- Tác dụng: điều hòa khí huyết, an thai, ôn trung trừ hàn
- Ứng dụng lâm sàng: trị các chứng đau bụng do lạnh, thống kinh, trị bệnh đua xương khớp, tăng cường sức khỏe sau sinh
- Cách dùng ngải cứu trị bệnh đau xương khớp
Dùng ngoài: Ngải cứu phơi khô trong bóng râm rồi đem sao cùng muối cho thật nóng, sau đó bọc trong vải chịu nhiệt và chườm trên vùng đau, giúp nhuyễn kiên giải cơ trị đau hiệu quả đặc biệt trong mùa lạnh.
Chế thành điếu ngải dùng trong thủ thuật cứu trị đau và nhiều chứng bệnh
Uống trong: Sắc uống ngày 20g cùng các thảo dược khác.
Ngoài các thảo dược trên thì còn có thiên niên kiện, gừng, cây xấu hổ, đỗ trọng, kê huyết đằng…và nhiều vị thuốc quý khác có tác dụng điều trị bệnh cơ xương khớp rất tốt.