VỊ THUỐC QUÝ TỪ VỎ ĐỘNG VẬT DƯỚI BIỂN
Các loại hải sản, động vật dưới biển được đánh bắt và chế biến thành rất nhiều món ăn. Còn những cái vỏ thì bị vứt đi vì nghĩ rằng không có giá trị. Ít ai biết rằng những vỏ động vật dưới biển có thể chế biến thành nhiều vị thuốc quý với nhiều tác dụng. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về các vị thuốc này!
1. Vỏ hàu làm thuốc
Hàu biển vốn nổi tiếng là thực phẩm bổ dương rất tốt. Ruột hàu được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, giúp tăng cường sinh lý nam cũng như chất lượng của tinh trùng.
Vỏ hàu biển cũng được người dân thu về rửa sạch, loại bỏ tạp chất và chế biến thành thuốc đông y
- Tên đông y: Mẫu lệ
- Cách chế biến: Rửa sạch vỏ hàu biển rồi đem phơi khô, sau đó cho vào nồi cùng với cát và trát kín lại, nung trong vòng 12h đến khi vỏ có màu xanh nhạt và bóp vụn ra là được.
- Thành phần hóa học: canxi ở dạng muối cacbonat, phosphat và sulfat, magiê, sắt, nhôm và chất hữu cơ…
- Tính vị quy kinh: vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc
- Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, giải độc, lợi tiểu, trừ nóng khát, hư tổn
- Ứng dụng lâm sàng: Chữa các chứng di tinh, mộng tinh, tiểu buốt rắt, đau dạ dày tá tràng, khí hư, ra mồ hôi trộm…
2. Vỏ bào ngư làm thuốc
Bào ngư là một loài động vật quý có giá thành cao, món ăn có bào ngư rất bổ dưỡng và thường được dâng cho vua chúa thời xưa.
Vỏ bào ngư cũng được chế biến thành thuốc với nhiều tác dụng tốt
- Tên đông y: Thạch quyết minh
- Chế biến: Dùng vỏ bào ngư, vỏ ốc chín lỗ hay ốc cửu khổng đem về rửa sạch bằng nước muối loãng, sau đó phơi khô cho giòn dễ đập vụn là được.
- Tính vị quy kinh: vị mặn, tính bình, không độc
- Tác dụng: bổ gan thận, thanh nhiệt làm sáng mắt
- Ứng dụng lâm sàng: điều trị các chứng chóng mặt, hoa mắt, thong manh, mắt mờ có màng mộng, thị lực kém
3. Vỏ ngao làm thuốc
Con ngao hay ngêu được người dân dùng phổ biến làm món ăn và có giá thành rẻ
- Tên đông y: Văn cáp, cáp xác
- Bào chề: Vỏ con ngao rửa sạch, cho vào nước nấu trong 5-6 giờ rồi đem phơi sấy khô. Sau đó tùy theo mục đích sử dụng mà để nguyên, tẩm dấm hay tẩm nước đồng tiện, rồi sao vàng tán thành bột mịn
- Tính vị quy kinh: vị mặn, tính bình
- Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp hóa đàm
- Ứng dụng lâm sàng: Chữa các chứng ho đờm, đau họng, tràng nhạc
4. Các vị thuốc khác
Trong lòng sông biển còn có thể dùng nhiều loài vật khác làm thuốc tác dụng rất tốt
- Vỏ sò( dùng vỏ của con sò huyết)
Tên đông y: ngõ lăng xác
Bào chế: Vỏ sò rửa sạch, đập thành mảnh mụn nung đến khi hồng thì bỏ ra, tán thành bột mín
Tính vị: vị ngọt, mạn, tính lương
Tác dụng: tiêu tích hóa đàm. Được dùng trong điều trị các chứng tụ máu bầm tím, đại tiện ra mủ, đau dạ dày
- Vỏ hến( vỏ con hến )
Tên đông y: Nghiễn xác
Tính vị: vị mặn, tính ấm. Có tác dụng cố tinh, long đờm chống nôn
Ứng dụng lâm sàng: Dùng điều trị các chứng quáng gà, di tinh mộng tinh, đái đục
- Vỏ trai(dùng vỏ con trai điệp)
Tên đông y: bạng xác
Tính vị: vị mặn tính lương, không độc. Tác dụng khái thông tiêu đàm tán ứ
Ứng dụng lâm sàng chữa các chứng bạch đới, thủy thũng, phiên vị, ho đờm đặc
- Vỏ ốc(dùng vỏ ốc nhồi)
Tên đông y: Điền hoa xác
Tính vị: vị mặn ngọt, tính bình. Tác dụng giải tâm phiền, thanh nhiệt trị các chứng lở miệng, rộp lưỡi, loét lợi.