THỰC PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN
Bên cạnh việc dùng thuốc và châm cứu để chữa bệnh hen, bệnh nhân nên sử dụng ngay chính những thực phẩm hàng ngày để hỗ trợ điều trị, giảm nguy cơ, giảm độ nghiêm trọng của bệnh hen phế quản như: Đu đủ, trà xanh, súp lơ xanh, hành tây, trứng gà.
1. Trà xanh giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn
Lá trà chứa các dẫn xuất polyphenolic, tinh dầu, alcaloid, vitamin C, vitamin B1, B2, B3, vitamin E. Thành phần catechin trong trà xanh có công dụng giảm kích thước khối u, giảm nguy cơ gây ung thư, giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu, diệt khuẩn. Vitamin C phòng chống bệnh cúm, tăng sức đề kháng, vitamin nhóm B làm cho quá trình trao đổi carbonhydrate dễ dàng, vitamin E hạn chế lão hóa và chống lão hóa. Chất flavonoid trong trà xanh còn có tác dụng tăng độ bền thành mạch, giảm huyết áp. Theo đông y, trà xanh có tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải khát. Đối với bệnh hen suyễn, hoạt chất phylline giúp chống co thắt phế quản, làm giảm mức độ nghiêm trọng của hen suyễn.
2. Súp lơ xanh hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hen suyễn
Súp lơ xanh (hay còn gọi là bông cải xanh) giàu chất xơ, canxi, sắt, beta caroten, các vitamin A, C, K, sắt, chứa ít calo, có nhiều chất chống oxy hóa, chống ung thư và nhiều bệnh khác. Trong súp lơ còn chứa hoạt chất sulforaphane tự nhiên giúp bảo vệ chống lại tình trạng viêm đường hô hấp trong bệnh lý hen, phục hồi tổn thương phổi. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng: việc ăn súp lơ xanh có thể giúp ích cho người bệnh hen suyễn trong quá trình điều trị.
3. Hành tây giảm phát tác bệnh hen suyễn
Hành tây luôn nằm trong nhóm những thực phẩm có tính kháng viêm hàng đầu. Trong hành tây có chứa các loại vitamin A, B, C, calci, acid folic, phospho, crom, magie, sắt, chất xơ có tác dụng phòng trị các bệnh ung thư đại tràng, tăng huyết áp, đái tháo đường... Hành tây còn được dùng để điều trị được bệnh hen suyễn nhờ các chất hóa học chống viêm gây kháng histamine. Các nhà nghiên cứu Đức chứng minh: Tỷ lệ phát tác hen suyễn giảm xuống một nửa ở những người sử dụng hành tây. Người bệnh nên ăn hành tươi trong món trộn salat để có hiệu quả phòng cơn hen phát tác là tốt nhất.
4. Trứng gà vừa bổ dưỡng và trị hen suyễn
Trứng gà là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. Trung bình một quả trứng gà có khoảng 80 calo, ít hơn 1g carbohydrate, 4g protein và chất béo. Trứng gà giúp cân bằng khoáng chất giúp chắc khỏe xương. Theo Đông y, trứng gà (còn gọi là kê tử) có tác dụng an thai, bổ khí huyết, trị kiết lỵ, ho hen. Trứng gà thường được kết hợp với gừng, mật ong, vỏ bưởi làm thành bài thuốc trị hen suyễn hiệu quả.
5. Thực phẩm chứa Vitamin D hữu ích cho người hen suyễn
Trong nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện tác dụng của vitamin D đối với người mắc bệnh hen suyễn. Sự thiếu hụt vitamin D khiến tăng phản ứng đường hô hấp, khó kiểm soát tình trạng hen suyễn. Sở dĩ bệnh hen suyễn thường nặng hơn vào mùa đông là vì trong thời gian này, ánh nắng mặt trời ít, lượng vitamin D không được tổng hợp đầy đủ trong cơ thể người gây ra sự thiếu hụt Vitamin D. Vì thế, việc bổ sung vitamin D nhiều hơn từ nguồn thực phẩm hàng ngày cho người bệnh hen phế quản là rất cần thiết. Vitamin D có nhiều trong các loại cá, ngũ cốc, trứng gà, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành...
Thọ Xuân Đường