CÓ NÊN NẠO VA CHO BÉ HAY KHÔNG?
Trẻ nhỏ thường hay bị các bệnh viêm long đường hô hấp trên, lúc thì viêm VA, lúc thì viêm amidan khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Mọi người thường thắc mắc có nên nạo VA không? Nạo VA xong sau này con có chậm phát triển không?... Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ giải đáp giúp bạn.
1. Tìm hiểu VA là gì?
Nhiều cha mẹ nghĩ VA cũng giống như amidan ở 2 bên cổ họng. Thực ra VA là một tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu nằm ở vòm họng. VA có chức năng miễn dịch giúp cơ thể nhận diện, bắt giữ và sản xuất các kháng thể tự nhiên chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong đường hô hấp.
Đối với trẻ em 6 tháng - 4 tuổi VA có vai trò quan trọng, bởi giai đoạn này trẻ có hệ miễn dịch non yếu, chưa đủ mạnh để chống lại tác nhân bên ngoài. Bình thường VA có độ dày khoảng 4mm không ảnh hưởng đến đường thở. Khi VA bị viêm tổ chức này sẽ phù nề và phình to gây cản trở đường thở.
Tùy theo mức độ viêm nhiễm mà viêm VA được chia thành các giai đoạn sau:
Cấp độ 1: Viêm VA chiếm ít hơn 33% diện tích cửa mũi sau.
Cấp độ 2: Viêm VA chiếm từ 33 - 66% diện tích cửa mũi sau.
Cấp độ 3: VA chiếm từ 66- 90% diện tích cửa mũi sau.
Cấp độ 4: VA chiếm hết diện tích cửa mũi sau và lan sang hố mũi.
2. Có nên nạo VA cho bé hay không?
VA vốn là một tổ chức bình thường ở trẻ nhỏ, chính vì vậy tùy theo từng tình trạng của VA và cơ địa của trẻ mà quyết định có nên nạo hay không. Thông thường khi mới bị viêm VA thì chỉ cần điều trị nội khoa, sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm và hút mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
- Chỉ định nạo VA trong các trường hợp sau:
Viêm VA tái diễn nhiều lần
Khi trẻ bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm), mỗi lần kéo dài cả tháng (những lần này phải do sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ) thì nên nạo VA. Bởi khi VA viêm tái diễn nhiều lần thì chúng trở thành nơi trú ngụ của các vi khuẩn có hại, rất dễ gây bội nhiễm cho trẻ
Viêm VA gây biến chứng nặng nề
Khi viêm VA gây ra các biến chứng nặng nề như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy thường xuyên thì cần nạo VA.
Viêm VA phình to gây chèn ép
VA phình quá to gây nghẹt mũi kéo dài, không đỡ khi điều trị nội khoa, có chứng ngưng thở khi ngủ ở bé, khó nuốt và khó nói. Với trường hợp này, khi bác sẽ nội soi sẽ cho kết quả viêm VA ở cấp độ 3 và 4. VA đã bít tắc hết cửa mũi sau của bé cần nạo VA để làm thông thoáng đường thở cho bé.
- Chống chỉ định nạo VA trong trường hợp:
Tuyệt đối không nạo VA với người có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển.
Chống chỉ định tạm thời trong trường hợp:
Đang bị viêm nhiễm cấp mũi họng.
Đang nhiễm một số loại virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết...
Bệnh nhân bị dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch,
Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch
Nói chung việc nạo VA hay không cần dựa theo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, các bậc cha mẹ không nên tự ý đưa trẻ đi nạo VA khi chưa có chỉ định. Ngoài ra cần chú ý giữ vệ sinh cho trẻ để tránh viêm nhiễm VA.