CHĂM SÓC TRẺ BỊ VIÊM PHỔI NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
Viêm phế quản phổi, viêm phổi là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, các bậc cha mẹ đều sẽ phải trải qua quá trình chăm sóc con trẻ bị viêm phổi ít nhất một vài lần trong đời. Vậy, chăm con như thế nào là đúng cách? Bài viết dưới đấy sẽ cũng cấp thông tin cho quý độc giả để có giải pháp chăm sóc hữu ích cho con trẻ.
1. Đôi nét về viêm phổi trẻ em
- Viêm phổi trẻ em là bệnh lý xuất hiện bắt đầu từ những triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: sốt nhẹ, ho kéo dài khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn giữa việc cho con đi khám hay ở nhà tự điều trị. Bệnh sẽ tiến triển khi các triệu chứng nhiễm trùng như sốt cao, rét run, ho đàm xuất hiện. Lâu dần, bệnh nặng lên sẽ có các triệu chứng tại phổi, trẻ sẽ khó thở, thở nhanh gấp, trẻ càng nhỏ tuổi triệu chứng sẽ càng rầm rộ, có các cơn rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, co giật và cuối cùng là hôn mê, tím tái trung ương, không bú, không uống được. Bệnh không chỉ dẫn đến các bệnh khác như viêm não, viêm mãng nào mà còn gây tử vong rất cao, đặc biệt là với trẻ dưới 2 tháng tuổi.
- Nguyên nhân của bệnh thường do: vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng. Nếu trẻ để non thiếu tháng, sụy dinmh dưỡng thiếu chất, hay môi trường sống không tốt ( ô nhiễm, nhiệt độ thay đổi, khói thuốc lá,..) thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh càng cao.
- Khi trẻ có sốt cao hoặc hạ nhiệt độ, quấy khóc, bỏ bú thì cha mẹ nên cho con nhập viện để khám và theo dõi điều trị.
2. Chăm sóc trẻ khi bị bệnh
• Các biện pháp chăm sóc
- Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho con. Bác sĩ sẽ khám bệnh, làm các xét nghiệm để tìm ra chủng vi rút, vi khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh từ đó cho kháng sinh hay các thuốc khác theo đúng chỉ định điều trị.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định khi trẻ sốt 385 độ C, cha mẹ nên tích cực giảm thân nhiệt cho còn bằng cách nới lỏng, mặc ít quần áo, chườm ấm các vùng nách, cổ, bẹn lòng bàn tay, bàn chân thường xuyên, tích cực.
- Nếu trẻ có đờm, nên vỗ rung long đờm cho con. Trước và sau khi vỗ rung cần hút sạch đờm dãi tránh sặc nghẹn. Cha mẹ có thể tham khảo cách vỗ rung từ điều dưỡng chăm sóc. Cách thường làm là, cởi bỏ bớt áo của con, trải khắn xô, cho con nằm nghiêng theo tư thế thuận lợi. Phụ huynh khum tay lại, vỗ nhẹ, dứt khoát sau lưng con theo chiều từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong để đờm tập trung về rốn phổi, tránh vỗ ngược lại. Sau đó, hút sạch đờm dãi, vệ sinh mũi họng cho con.
- Khi vệ sinh mũi họng cho con, nên sử dụng giấy mềm dùng một lần, nếu sử dụng khăn xô thì phải giặt sạch sẽ, để hạn chế lấy lan vi khuẩn.
- Người chăm sóc trẻ phải vệ sinh sạch sẽ tay chân, quần áo khi tiếp xúc đặc biệt là khi cho trẻ ăn, uống thuốc.
- Khuyến khích cho trẻ vận động nhẹ nhàng khi trẻ đã bắt đầu hồi phục.
• Chế độ ăn cho trẻ như thế nào?
- Với những trẻ bú mẹ hoàn toàn, nên cho trẻ bú bằng nhiều bữa.
- Trẻ đã ăn được thì cũng nên cắt nhỏ, hoặc nấu dạng lỏng cho trẻ dễ nuốt, dễ tiêu.
- Nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, cho ăn nhiều lần.
- Tăng cường cho trẻ ăn nhiều thức ăn đa dạng, dinh dưỡng cao như: tôm, cá, rau xanh, hoa quả… Không nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất xơ, khó tiêu, hay nước ngọt, thức uống có gas.
- Cho trẻ uống nhiều nước, orezol để bù nước, điện giải, sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên cho trẻ lớn hơn 1 tuổi ví dụ quất ngâm mật ong, chanh đào mật ong,… cho trẻ giảm ho.
3. Phòng ngừa bệnh hiệu quả
- Nâng cao thể trạng cho trẻ, khuyến khích con vận động thể dục thể thao, thăm khám định kỳ để đánh giá tình trạng phát triển của trẻ. Thực hiện chế độ ăn đa dạng, lành mạnh để bổ sung dinh dưỡng tối ưu.
- Tiêm phòng vắc xin là biện pháp giúp trẻ có miễn dịch để phòng bệnh, như vắc- xin cúm, phế cầu, Haemophilus influenza.
- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên, thời tiết thay đổi phải chú ý đến sức khỏe của trẻ, giữ ấm mùa đông, mùa hè dùng điều hòa không nên để nhiệt độ quá lạnh, không nên cho trẻ thay đổi môi trường nóng lạnh liên tục. Tạo môi trường không khói bụi, thuốc lá, dị nguyên như phấn hoa, lông động vật để trẻ tránh bị kích ứng.
- Cách ly trẻ khỏi nguồn lây bệnh khi có bệnh dịch.
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi cần phải tỷ mỉ, cẩn thận và cần theo dõi bệnh thường xuyên, thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ vì bệnh diễn biến nguy kịch rất nhanh. Cha mẹ cũng cần phát hiện kịp thời để đưa con đi thăm khám, điều trị sớm nhất có thể.