CÁCH PHÂN BIỆT NGẢI ĐEN QUÝ HIẾM HAY BỊ LÀM GIẢ
Đất nước ta có rất nhiều thảo dược quý hiếm có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả, cũng vì vậy mà nó thường có giá thành cao và hay bị làm giả, làm nhái. Ngải đen cũng là một vị thuốc như vậy và rất dễ bị làm giả. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu cách phân biệt ngải đen thật và giả.
1. Tìm hiểu về vị thuốc ngải đen
- Tên gọi khác: nghệ tím, ngải tím, nghệ đăm
- Đặc điểm thực vật
Vây ngải đen là cây mọc lâu năm có dạng thân thảo, cây thấp chỉ cao khoảng 30-45cm. Lá có bẹ dài ở gốc nhìn có nét giống với cây nghệ, cây dong. Lá to bản với phiến khá rộng, đầu lá hơi thọn nhon với 2 mặt nhẵn. Những gân lá và viền lá có màu tím nổi trên bề mặt lá xanh thẫm 2 mặt
Điểm đặc biệt của ngải đen chính ở phần thân rễ, mỗi cây đều hình thành 1 củ chính và 2 củ nhánh. Củ ngải đen chỉ nhỏ như đốt ngón tay chứ không to như củ gừng, củ nghệ. Khi cắt ngang củ ngải đen thấy củ có màu đen tím toàn bộ và vị đắng.
Loài ngải đen này gắn liền với nhiều truyền thuyết ma quái do người dân truyền tai nhau như ngải đen có thể ăn thịt, ngải đen có thể gây hại cho người trồng.
- Phân bố
Ngải đen là một vị thuốc quý và rất khó trồng, nó thường mọc ở miền Tây trên vùng núi Cấm và núi Tượng. Có nhiều truyền thuyết kể về các vị thầy mo, thầy cúng nắm giữ loài cây thần bí này
Ngải đen rất khó trồng ở đồng bằng hay chân núi, chủ yếu được tìm thấy trong tự nhiên. Cây phát triển rất chậm, ít đẻ nhánh nên khó nhân giống
2. Vị thuốc từ ngải đen và cách phân biệt ngải đen thật giả.
Do tác dụng tốt cũng như sự quý hiếm của nó mà người ta thường làm giả ngải đen từ nghệ đen hay gừng đen.
- Bộ phận dùng: Thân rễ(củ) của cây ngải đen
- Cách phân biệt ngải đen thật giả
Luộc chín 1 quả trứng gà, sau đó cắt củ ngải đen thành các lát rồi trà lên vỏ quả trứng gà, Sau khoảng 10 phút thì bóc vỏ quả trứng gà, nếu thấy lòng trắng của quả trứng gà có màu đen thì là vị ngải đen thật, nếu không thì là hàng giả
- Tính vị:
Theo đông y ngải đen có vị đắng, mùi hơi hắc tính ấm quy kin Can
- Tác dụng: ngải đen có tác dụng hành khí thông huyết, kiện tỳ tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm.
- Ứng dụng lâm sàng: ngải đen được dùng trong điều trị nhiều bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư gan, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bụng chướng đầy khó tiêu…
- Cách sử dụng
Ngâm rượu: Dùng khoảng 100g ngải đen ngâm trong 500ml rượu 35 độ, ủ rượu trong 100 ngày thì có thể lấy ra dùng. Mỗi ngày 1 ly nhỏ giúp kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn
Sắc uống: Thường kết hợp các vị thuốc khác sắc nước uống
Tán bột pha trà
Nói chung ngải đen là một vị thuốc quý hiếm và chưa được sử dụng rộng rãi, nó rất dễ bị làm giả và cách dùng cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì vậy bạn đọc nên tham khảo ý kiến y bác sĩ trước khi sử dụng, không nên học tập các kinh nghiệm dân gian. Hiện nay nhà thuốc Thọ Xuân Đường đang sử dụng ngải đen trong khá nhiều bệnh và mang lại nhiều hi vọng cho bệnh nhân.