THỰC PHẨM HỮU ÍCH CHO NGƯỜI BỊ HEN
Điểm danh những thực phẩm thiên nhiên giúp chống lại bệnh hen và giảm nguy cơ mắc bệnh hen phế quản dễ tìm kiếm và áp dụng trong gia đình.
1. Trái cây và rau xanh giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn
Có 69.000 phụ nữ (trong đó có 3% người mắc bệnh hen suyễn) đã được Tiến sĩ Isabell Romieu thuộc Viện Sức khỏe quốc gia ở Mexico lựa chọn để nghiên cứu tác dụng của trái cây và rau xanh trong phòng trị bệnh hen phế quản. Kết quả nghiên cứu này cho thấy: Những người ăn nhiều cà rốt giảm 20% nguy cơ mắc bệnh, những người ăn nhiều rau xanh giảm 22% nguy cơ và những người ăn nhiều cà chua giảm 18% nguy cơ mắc bệnh hen. Rau xanh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm sự viêm dị ứng đường hô hấp. Vì thế, các nhà khoa học khuyên bệnh nhân hen suyễn nên ăn nhiều rau quả tươi mỗi ngày, tốt nhất nên sử dụng những nông sản hữu cơ.
2. Mật ong làm giảm viêm nhiễm đường hô hấp
Mật ong chứa nhiều thành phần đường như sucrose, maltose, fructose, glucose, các enzym tiêu hóa, khoáng chất các acid amin giúp tăng khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh. Mật ong có hoạt tính kháng khuẩn, làm dịu tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, làm loãng đờm để tống chúng ra ngoài dễ dàng. Mỗi sáng sớm, bạn có thể dùng nước ấm pha với mật ong (có thể thêm chút gừng và nước cốt chanh tươi tùy khẩu vị) để chống lại bệnh hen phế quản.
3. Gừng làm giảm triệu chứng bệnh hen phế quản
92 bệnh nhân mắc bệnh hen tại Iran đã được các bác sĩ cho sử dụng 150mg bột gừng mỗi ngày. Sau 2 tháng, các triệu chứng hen phế quản thuyên giảm rõ rệt. 52% người bệnh giảm triệu chứng đau nặng ngực; 19,5% bệnh nhân giảm triệu chứng khó thở. Gừng được xem là “thần dược” giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen phế quản nhờ tác dụng kháng histamin, long đờm, chống viêm.
4. Tỏi trị hen phế quản
Tỏi là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Bên cạnh đó, tỏi cũng được biết đến với công dụng trị bệnh hen phế quản. Năm 2009, các nhà khoa học đã phát hiện trong tỏi có chứa chất allicin (chất chống oxy hóa cực mạnh) và chất kháng viêm.
Bài thuốc trị bệnh hen phế quản từ tỏi: Tỏi 500g, đường đỏ 200g, giấm 500g. Cho đường đỏ, tỏi giã nát và giấm vào lọ bịt kín, ngâm trong khoảng 15 ngày. Mỗi lần uống 15 – 20ml dịch hỗn hợp này (ngày uống 3 lần).
5. Rau hẹ
Hẹ là vị thuốc quy chứa nhiều hợp chất như sunfua, odorin, saponin, alcanoid... Những hợp chất này được xem như một kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn Staphyllococcus aureus và Bacillus coli... Theo Đông y, hẹ vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn dương, hành khí, bổ trung, tán huyết, cầm máu, giải độc, tiêu đàm, hỗ trợ điều trị bệnh hen rất tốt.
Bài thuốc trị bệnh hen từ hẹ: Giã nát hoa đu đủ đực, dâu tằm, lọc lấy nước đem đun sôi, cho rau hẹ vào đảo đều nấu chín. Chia 2-3 lần ăn trong ngày.
6. Nghệ giúp trị hen
• Nghệ trắng rừng
Nghệ trắng rừng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng sinh mạnh được dùng điều trị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên hệ tiêu hóa, chữa nhiễm trùng da, bệnh tim mạch và trị hen phế quản rất tốt.
Bài thuốc trị bệnh hen từ nghệ trắng rừng: Nghệ trắng tươi gọt vỏ, thái lát mỏng, ngậm hàng ngày, ngậm đến khi nào nuốt hết, dùng 1 tháng liên tục. Hoặc: Nghệ trắng tươi xay bột, ngâm với mật ong, uống hàng ngày, mỗi lần 2 thìa cơm.
• Nghệ vàng
Nghệ vàng giàu curcumin và các hoạt chất khác có tác dụng chống viêm và oxy hóa, làm giảm viêm đường hô hấp, giảm tắc nghẽn phế quản, giảm co thắt phế quản, long đờm.
Bài thuốc trị bệnh hen phế quản từ nghệ vàng: Xay khoảng 55g nghệ vàng và 110g cây bàng biển (Calotropis). Trộn 110 gam bất cứ loại dầu nền vào hỗn hợp này. Nấu hỗn hợp đến khi bay hết nước chỉ còn dầu. Dùng một miếng vải sạch lọc lấy dầu để dùng dần. Cách dùng: Bôi dầu vào ngực, bụng, lưng, phía trước cổ họng, sau đó chườm nóng.
7. Củ chóc trừ đàm trị hen
Theo đông y, củ chóc (bán hạ) có tính ôn, vị hơi cay, có tác dụng chống nôn mửa, chữa ho lâu ngày, ho có đờm, hen phế quản.
Bài thuốc trị bệnh hen phế quản từ củ chóc: Củ chóc, cát cánh, rễ dâu phơi giòn, tán bột. Ô mai bóc lấy cùi giã nhuyễn, thêm đường nấu thành siro. Lá chanh, cam thảo dây, lá táo, sắc trong 400ml nước (sắc đến khi còn khoảng 100ml). Tất cả trộn đều nặn thành viên hoàn. Liều lượng: trẻ em ngậm từ 5-15 viên/ngày, người lớn dùng 15 – 20 viên/ngày.
8. Dưa vàng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen phế quản
Quả dưa vàng là một trong các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, là chất chống oxy hóa mạnh phá hủy các gốc tự do để tránh khỏi những tổn thương cho hệ hô hấp. Những người ăn dưa vàng thường xuyên cao ít có nguy cơ mắc hen suyễn hơn hẳn.
Thọ Xuân Đường