Sự hồi sinh sau nỗi ám ảnh “ngoại hình Bao Công”

Biết mình mắc phải căn bệnh xơ cứng bì không rõ nguyên nhân, bà Tiền vô cùng lo lắng. Các bác sĩ nói nếu không điều trị kịp thời, vùng da tổn thương sẽ cứng như khúc gỗ và đen xì chẳng khác gì Bao Công. Thêm vào đó lục phủ ngũ tạng cũng bị ảnh hưởng, nguy hiểm hơn còn dẫn tới tử vong. Sợ hãi, bà Tiền nhất quyết nhập viện điều trị nhưng không có kết quả. Tìm được Thọ Xuân Đường, sức khỏe và tinh thần của bà mới thực sự được “hồi sinh”.

 

Hoang mang vì bị treo “án tử”

Ngôi nhà cấp 4 của gia đình bà Nguyễn Thị Tiền (xã Quyết Động, huyện Thường Tín, Hà Nội) nằm sâu trong con ngõ nhỏ. Bà Tiền dáng người nhỏ bé, trông hơi khắc khổ nhưng cởi mở và thân thiện. Khi kể cho tôi nghe về những năm tháng “chiến đấu” với căn bệnh xơ cứng bì đáng sợ và quá trình “chinh phục” nó, ánh mắt người phụ nữ chạm lục tuần này không giấu nổi xúc động.
Bà Tiền bị xơ cứng bì tính đến nay đã được 3 năm, chịu không ít đau đớn, khổ sở. Năm 2013, vùng da trước cổ của bà bỗng nhiên bị đau rát, rất khó chịu. Ban đầu đám đau rát ấy nhỏ như đồng xu, không bị phỏng rộp, sưng đỏ hay nổi mụn nước mà nhìn trơn bóng do các mô dày và cứng gây ra. Sau đó vùng đau rát này lan dần xuống ngực rồi to như lòng bàn tay. Khó chịu, bà Tiền đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây bà được các bác sỹ chẩn đoán đau rát vùng cổ và cho thuốc về uống, bôi. Về nhà, bà Tiền tích cực uống, bôi thuốc ngoài da, nhưng bệnh chẳng những không thuyên giảm mà còn diễn biến xấu đi.
 
Bà Tiền rầu rĩ nói: “Dần dần các đám đau rát trên cơ thể tôi cứ thế lan rộng kèm theo sạm da tăng dần ở vùng mặt, tay, lưng, hai đùi và thấy cứng nhiều ở tay, mặt. Khoảng một tháng sau, xuất hiện các vết loang trắng trên nền các vệt sạm đen, tôi bắt đầu thấy chán ăn và mệt mỏi nhiều hơn, quá trình vận động cũng bị ảnh hưởng. Quá sợ hãi, tôi tìm đến một bệnh viện lớn ở Hà Nội khám bệnh và nhận được thông báo bị xơ cứng bì hệ thống. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi nghe tới căn bệnh này! Bác sỹ nói nếu tôi không điều trị, vùng da tổn thương sẽ cứng như khúc gỗ và đen xì chẳng khác gì “Bao Công”. Thêm vào đó lục phủ ngũ tạng cũng bị ảnh hưởng, nguy hiểm hơn còn dẫn tới tử vong. Nhưng dù có chữa trị thì tôi cũng không thể khỏi dứt điểm và phải sống chung với nó cả đời”.
Bản sao bệnh án của bà Tiền
Từ ngày mắc bệnh, sức khỏe của bà Tiền như “lao dốc không phanh”. Nhiều đêm đau rát quá, bà trằn trọc không ngủ được, có khi đang ngủ say cũng phải bật dậy vì cơn đau ập tới hành hạ. Lắm lúc, cơn đau rát tưởng chừng như lên đến đỉnh điểm, bà chẳng biết phải làm gì, đành cắn răng chịu đựng. Sau này, bệnh cứ tiến triển khiến 2 bên khớp gối của bà Tiền buồn bực, đau nhức, đi lại cứ tập tễnh, kéo lê chân. “Có lần đau quá, chân tôi không muốn bước, đi được một đoạn lại phải ngồi xuống nghỉ ngơi. Đêm đến, vì quá nhức mỏi, tôi cứ duỗi thẳng đơ chân, không dám co lại hay nhúc nhích gì. Một lần tôi bị co thắt tim, sợ bệnh đã “chạy” vào bên trong nên vội vàng đi khám, nhưng may mắn, chưa có vấn đề gì nghiêm trọng. Sẵn có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện A., tôi tới đó điều trị. Chẳng biết các bác sỹ tiêm loại thuốc gì mà tôi đang đau rát khắp người bỗng nhiên bay hết. Nhưng khi không được tiêm thuốc đó, tôi lại bị đau rát, da đen sạm và cứng như vỏ trứng gà. Từ ngày bị căn bệnh này, tâm lý của tôi bất ổn, luôn sống trong trạng thái hoang mang, lo ngay ngáy vì “án tử” cứ lơ lửng treo trên đầu. May mắn, cuối cùng tôi đã tìm ra được hướng điều trị hiệu quả cho căn bệnh quái quỷ này”, bà Tiền nhớ lại.

Bệnh khó tiến triển nhờ… thuốc “dễ”

Cái may mắn mà bà Tiền nhắc đến đã khiến tôi tò mò. Hóa ra, trong lúc bà đang nằm viện điều trị xơ cứng bì tại Bệnh viện A., thì con gái bà tìm hiểu trên mạng và biết đến Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường ở Khu TT Thủy sản, Ngõ 46 Lê Văn Thiêm (Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội). Sau khi tham khảo các phương pháp điều trị khác nhau, nhận thấy Thọ Xuân Đường có những ưu việt đáng kể, con gái đã quyết định đưa bà tới đây để khám chữa bệnh.
Bà Tiền chậm rãi kể: “Tháng 8/2014, tôi đến Thọ Xuân Đường trong tình trạng như đã kể ở trên và được vị Chủ nhiệm Nhà thuốc - Lương y Phùng Tuấn Giang trực tiếp khám, bắt mạch, kê đơn. Lương y cho tôi biết tình trạng của tôi khá nặng, phải kiên trì chữa mới có kết quả. Tôi quyết định điều trị theo phác đồ của Nhà thuốc, đó là dùng thuốc Nam, kết hợp với Mai Hoa châm và áp dụng các liệu pháp thiên nhiên. Khoảng thời gian đó, tôi vẫn chưa xuất viện. Quá trình nằm ở Bệnh viện A., tôi vừa kết hợp uống thuốc Tây vừa dùng thuốc Nam của Thọ Xuân Đường. Được 21 ngày, tôi xin về nhà, không uống thuốc Tây nữa vì sợ nó như con dao 2 lưỡi sẽ khiến mình bị nhiệt miệng, táo bón, đau dạ dày như chơi. Tôi quyết định chuyên tâm dùng thuốc Nam. Uống thuốc của Thọ Xuân Đường được khoảng một tháng, tôi thấy bệnh tình có dấu hiệu tiến triển, vùng da bị xơ cứng mềm hơn, không còn sạm đen như trước. Nghĩ mình đã gặp đúng thầy, đúng thuốc, tôi tiếp tục điều trị theo phác đồ trên”.
Bước sang tháng thứ hai, bà Tiền phấn khởi khi thấy các vùng da trên cơ thể mềm hẳn, nhất là ở vùng tay. Tới tháng thứ tư, hiện tượng đau rát trên cơ thể không còn. Sau 10 tháng điều trị và dùng thuốc liên tục, các vùng da cứng trên cơ thể bà giờ đã mềm trở lại, da đỡ sạm hơn và không còn thấy đau. Đến nay bà Tiền đã sử dụng thuốc của Thọ Xuân Đường được gần 3 năm. Bà cười bảo, trước đây bệnh của bà nặng 10 phần thì giờ đã đỡ được 8 – 9 phần, không còn cứng da ở vùng nào nữa, các khớp chân tay cũng hoạt động được như bình thường. Hơn một năm nay, bà Tiền còn có thể đi làm thêm tại một công ty chuyên sản xuất nội thất để có thu nhập, phụ giúp gia đình trang trải thuốc men.
Sức khỏe của bà Tiền đã có nhiều chuyển biến tích cực sau khi điều trị 
Trước khi chia tay, bà Tiền hào hứng nói với chúng tôi: “Bệnh tật đã chuyển tôi vô cùng phấn khởi. Hiện nay, tôi vẫn tới Thọ Xuân Đường lấy thuốc uống duy trì và để xơ cứng bì không phát triển thêm. Nếu như trước đây, hai ngày phải uống hết 1 thang thuốc, thì bây giờ tôi cứ uống lai rai mấy ngày mới hết 1 thang. Thuốc ở đây tốt và rất dễ dùng. Thấy sức khỏe của tôi ổn định, gia đình vui mừng lắm, mọi người xung quanh cũng bất ngờ và bảo tôi may mắn, khen tôi khỏe mạnh hơn trước. Còn tôi thì cảm thấy mình như vừa được hồi sinh!”.
 
Xem thêm trường hợp các bệnh nhân khác:
Chị Tuyền ở Cẩm Phả Quảng Ninh
 
 

Xơ cứng bì gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác

Trao đổi với phóng viên, Tiến sỹ, lương y Phùng Tuấn Giang (truyền nhân đời thứ 16 của gia tộc họ Phùng, chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường) cho biết: “Xơ cứng bì (Scleroderma) là bệnh chất tạo keo có tổn thương toàn bộ tổ chức liên kết, ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau đặc biệt là hệ hô hấp, tiêu hoá, khớp, tim mạch. Tổn thương da có thể toàn bộ hay khu trú, có rối loạn tăng sinh và lắng đọng chất tạo keo ở lớp trung bì. Đây là bệnh nan y, hiện nay tại Trung Quốc có hàng chục triệu người mắc căn bệnh này, tại Việt Nam tỷ lệ mắc xơ cứng bì ngày càng tăng lên trong những năm gần đây.
Xu hướng chẩn trị mới được nhiều bệnh nhân lựa chọn đó là dùng thuốc Nam, kết hợp với Mai Hoa châm và áp dụng các liệu pháp thiên nhiên. Đây là phương pháp toàn diện, mang lại hiệu quả rất tốt đối với bệnh nhân Xơ cứng bì. Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh và phương pháp chẩn trị của Nam y dựa trên quy luật sinh học và y học môi trường, Thọ Xuân Đường đã có những đột phá trong việc chẩn trị bệnh xơ cứng bì, mang Nam y vươn tầm thế giới”.
 
Nguồn: Đăng trên báo Đời sống & Pháp luật số ra ngày 11/12/2017
 

Điện thoại liên hệ:0943.986.986