ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT BẰNG NAM Y
Bài đăng trên báo Người cao tuổi số 165 ngày 16/10/2018
Trong 30 quốc gia có mật độ lưu hành sốt xuất huyết cao nhất thế giới thì Việt Nam đang đứng thứ ba. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, đặc biệt là người NCT và trẻ nhỏ. Với NCT, sức đề kháng suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là khi nằm trong vùng có dịch. Hiện nay, bệnh sốt xuất huỵết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị... Ts. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Nhà thuốc Đông y nhiều đời nhất Việt Nam sẽ tư vấn về cách phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết theo y học cổ truyền…
Bà Lê Thị Thanh Mai 65 tuổi (Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, Hà Nội) hỏi: Trong các dịch bệnh hiện nay, dịch sốt xuất huyết vẫn đang là nỗi lo của các gia đình. Trẻ đã đành, người già sức đề kháng đã yếu lại thêm sốt do dịch bệnh nên lại càng suy kém... Xin thầy thuốc cho biết NCT phải làm thế nào với dịch sốt xuất huyết hiện nay?
TS. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường:
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, đặc biệt là NCT và trẻ nhỏ. Với NCT, sức đề kháng suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là khi nằm trong vùng có dịch. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị... Vì vậy, mọi người nên biết cách phòng tránh và điều trị bệnh phù hợp.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng là sốt và xuất huyết, nặng có thể sốc, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xảy ra quanh năm; tăng vào các tháng mùa mưa. Ở nước ta dịch sốt xuất hiện thường xảy ra vào cuối mùa Hè và mùa Thu. Do muỗi Aedes (thường ở nơi tối trong nhà và lùm cây) gây bệnh. Muỗi Aedes hút máu nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Sau khi hút máu người mang virus Dengue, muỗi cái có thể ngay sau đó hút máu người lành nên truyền bệnh. Muỗi bị nhiễm virus Dengue có thể truyền bệnh suốt vòng đời của nó (khoảng 174 ngày).
Theo đông y, Sốt xuất huyết Dengue thuộc phạm vi chứng Ôn dịch, thời độc. Bệnh do nhiệt độc gây ra. ở độ l, nhiệt độc xâm nhập vào phần vệ và khi gây nên. Độ II, nhiệt độc truyền vào phần dinh, huyết, lạc, mạch. Độ III, IV nhiệt độc ứ kết ở phần dinh, huyết.
Y học cổ truyền trị tốt các trường hợp sốt xuất huyết độ I và II. (Với độ III, IV cần sự kết hợp hồi sức cấp cứu của y học hiện đại).
Trong độ I: Sử dụng Phương trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết. Với phương được là các bài thuốc cổ phương gia giảm như Tang cúc ẩm, Ngân kiều tán, Lục nhất tán (độ l); Thanh dinh thang, Tê giác Địa hoàng thang (độ II).
Theo Nam y sẽ điều trị bằng các vị thuốc Nam sau: Có nhọ nồi 20g, Hoa hòe 20g, Trắc bá diệp (sao đen) 20g, Kim ngân hoa 20g, Liên kiều 12g, Lá tre tươi 12g, Rễ có tranh 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, sau ăn (trẻ em 1-5 tuổi dùng liều bằng 1/3 người lớn, 6-13 tuổi bằng 1/2 người lớn). Dùng tối đa 3 ngày, ngừng khi bệnh nhân hết sốt. Sau đó, chỉ cần uống có nhọ nồi sao đen, trắc bách diệp sao đen, hoa hòe sao đen mỗi vị 20g. Có thể kết hợp thêm bột địa long (đã qua bào chế) 6-8g mỗi ngày, chia 2 lần. Các vị thuốc này dùng cho bệnh ở độ I, II và giai đoạn có sốt).
Nếu không có đủ các vị thuốc trên, ngay ngày đầu đang sốt cao có thể dùng 40g cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, giã, uống, ngày thứ 3 khi hạ sốt thì sao đen tồn tính cỏ nhọ nồi sắc uống.
Giai đoạn này châm cứu rất quan trọng, nếu châm đúng huyệt và đúng kĩ thuật thì sau 1 ngày có thể thấy xuất huyết nhẹ dưới da, 3 ngày khỏi bệnh. Châm tả các huyệt: Khúc trì, hợp cốc, nội đình, đại chùy…
Bài thuốc trên có thể dùng để phòng bệnh cho người chưa mắc bệnh sống trong vùng dịch, nên uống từ 7 ~ 10 ngày.
Giai đoạn hết sốt, có sốc do giảm lưu lượng tuần hoàn, trụy mạch (độ III, IV) thì điều trị như sau: Với mục tiêu điều trị: Bổ khí, sinh tân. Phương dược: Sinh mạch tán: Nhân sâm 12g; mạch môn 10g; ngũ vị từ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu: Cứu hoặc ôn châm các huyệt: quan nguyên, khí hải, nội quan, túc tam lí.
Nếu bệnh nhân bị trụy mạch cần kết hợp y học hiện đại: Truyền dịch, trợ tim mạch, truyền tiểu cầu, truyền máu...
Giai đoạn phục hồi: Giai đoạn này bệnh nhân hết sốt, nốt xuất huyết mờ dần, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ăn ngủ kém, đại tiện lỏng nát. Cẩn điều trị Tư âm, bổ khí huyết. Có thể dùng các bài thuốc cổ phương gia giảm như: Bổ trung ích khi, Bát trân thang, Thập toàn đại bổ, Quy tỳ thang… tùy vào chứng cụ thể mà lựa chọn và gia giảm cho thích hợp. Kết hợp châm cứu: Châm bố các huyệt: Thận du, cách du, tì du, túc tam lí, tam âm giao.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng: “Sốt xuất huyết có thể làm tăng nguy cơ đột quy, đặc biệt trong 2 tháng đầu tiên sau khi nhiễm trùng”. Đột quy là một biến chứng thần kinh nghiêm trọng của sốt xuất huyết. Vì vậy, NCT cần chú ý nếu mắc bệnh hoặc chưa mắc bệnh nhưng nằm trong vùng bệnh.
Khi mới mắc bệnh, cần có sự tư vấn của các thầy thuốc và bác sĩ hướng dẫn cách điều trị tại nhà, chưa cần đến bệnh viện.
Nếu nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách: Nằm nghỉ ngơi, uống nhiều nước (nước ép trái cây, rau má, rau diếp cả... hay dung dịch Oresol); Ăn nhẹ: Cháo, súp, sữa và điều trị theo phương pháp Nam y phù hợp với từng giai đoạn nói trên.
Bệnh nhân cần tư vấn thêm có thể liên hệ: Nhà thuốc Thọ Xuân Đường:
Địa chỉ: Số 7 Khu Thủy sản, ngõ 46 phố Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 024.85874711 - Hotline: 0943406995 / 0937638282